Câu hỏi:

11/10/2024 2,308

Xác định thời gian, không gian trong truyện.

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).

Tổng ôn toán Tổng ôn sử Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Thời gian: đêm tối.

- Không gian: ngã tư chỗ rẽ về nhà ngoại của nhân vật tôi.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phần 2: Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau: Hai lần chết của tác giả Thạch Lam và Dì Hảo của tác giả Nam Cao.

Đoạn trích 1:

HAI LẦN CHẾT

(Thạch Lam)

(Lược dẫn: Dung là con thứ bốn trong gia đình bị sa sút kinh tế. Nàng lớn lên trong sự hờ hững, lạnh nhạt của gia đình. Rồi bị mẹ già bán cho một nhà giàu để lấy mấy trăm đồng bạc.)

Khốn nạn cho Dung từ bé đến nay không phải làm công việc gì nặng nhọc, bây giờ phải tát nước, nhổ cỏ, làm lụng đầu tắt mặt tối suốt ngày. Đã thế lại không có người an ủi. Chồng nàng thì cả ngày thả diều, chả biết cái gì mà cũng không dám cãi lại bà cụ. Còn hai em chồng nàng thì ghê gớm lắm, thi nhau làm cho nàng bị mắng thêm.   

Những lúc Dung cực nhọc quá, ngồi khóc thì bà mẹ chồng lại đay nghiến:

- Làm đi chứ, đừng ngồi đấy mà sụt sịt đi cô. Nhà tôi không có người ăn chơi, không có người cả ngày ôm lấy chồng đâu.

Rồi bà kể thêm:

- Bây giờ là người nhà tao rồi thì phải làm. Mấy trăm bạc dẫn cưới, chứ tao có lấy không đâu.

Dung chỉ khóc, không dám nói gì. Nàng đã viết ba bốn lá thư về kể nỗi khổ sở của nàng, nhưng không thấy cha mẹ ở nhà trả lời.

(Lược dẫn: Dung ăn trộm tiền của mẹ chồng để trốn về nhà nhưng bị mẹ đẻ đay nghiến. Sáng hôm sau, mẹ chồng xuống tìm nàng.)

Bị khổ quá, nàng không khóc được nữa. Nàng không còn hy vọng gì ở nhà cha mẹ nữa. Nghĩ đến những lời đay nghiến, những nỗi hành hạ nàng phải sẽ chịu, Dung thấy lạnh người đi như bị sốt. Nàng hoa mắt lên, đầu óc rối bời, Dung ước ao cái chết như một sự thoát nợ.

Nàng không nhớ rõ gì. Ra đến sông lúc nào nàng cũng không biết. Như trong một giấc mơ, Dung lờ mờ thấy cái thành cầu, thấy giòng nước chảy. Trí nàng sắc lại khi ước lạnh đập vào mặt, nàng uất ức lịm đi, thấy máu đỏ trào lên, rồi một cái màng đen tối kéo đến che lấp cả.

Bỗng nàng mơ màng nghe thấy tiếng nhiều người, tiếng gọi tên nàng, một làn nước nóng đi vào cổ. Dung ú ớ cựa mình muốn trả lời.

[…] Hai hôm sau, Dung mạnh khỏe hẳn. Bà mẹ chồng vẫn chờ nàng, hỏi có vẻ gay gắt thêm:

- Cô định tự tử để gieo cái tiếng xấu cho tôi à? Nhưng đời nào, trời có mắt chứ đã dễ mà chết được. Thế bây giờ cô định thế nào? Định ở hay định về?

Dung buồn bã trả lời:

- Con xin về.

(Trích “Hai lần chết”, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2008, tr. 75 -84)

Đoạn trích 2:

DÌ HẢO

(Nam Cao)

(Lược dẫn: Dì Hảo là con nuôi của bà tôi. Bố đẻ của dì chết đã lâu. Mẹ đẻ dì là bà xã Vận. Dù công việc buôn bán thuận lợi nhưng vì phải nuôi hai đứa con nheo nhóc cùng với đống nợ chồng chất nên bà để dì Hảo đi ở. Mới đầu về nhà mẹ nuôi, dì Hảo khóc ghê lắm nhưng rồi cũng quen dần và trở thành một người con gái rất ngoan đạo. Đến khi lấy chồng, dì dành cho chồng tất cả tình yêu thương nhưng chồng dì lại là một kẻ cờ bạc, rượu chè, vũ phu, không yêu dì.)

Hắn khinh dì là đứa con nuôi, còn hắn là con dòng cháu giống. Và tuy rằng nghèo xác, hắn nhất định không làm gì. Hắn lấy vợ để cho vợ nó nuôi. Dì Hảo cũng nghĩ đúng như thế ấy; dì làm mà nuôi hắn. Người vợ đảm đang ấy kiếm mỗi ngày được hai hào, dì ăn có năm xu. Còn một hào thì hắn dùng mà uống rượu. Và dì Hảo sung sướng lắm. Và gia đình vui vẻ lắm. Nhưng sự tai ác của ông trời bắt dì đẻ một đứa con.

Đứa con chết, mà dì thì tê liệt. Mỗi ngày ngồi là một ngày không có hai hào. Người chồng muốn đó là cái lỗi của người vợ vô phúc ấy.

Nhưng mới đầu hắn chỉ nghĩ thế thôi. Là vì nhờ ít tiền dành dụm. người ta vẫn có thể đủ cả cơm lẫn rượu. Nhưng rồi rượu phải bớt đi. Đến cả cơm cũng thế. Đến lúc ấy thì hắn không nhịn được nữa. Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm lắm, một bữa đói rượu rồi tình cờ có một bữa rượu say.

Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ đi bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.

(Trích “Dì Hảo”, Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB Văn học, 2017)

Chú thích:

* Thạch Lam (1910 - 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, là người đôn hậu tinh tế, rất thành công ở thể loại truyện ngắn. Thạch Lam chủ yếu khai thác thế giới nổi tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Mỗi truyện ngắn như một bài thơ trữ tình.

* Nam Cao (1915 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, là nhà văn lớn của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945, là người có vẻ ngoài lạnh lùng nhưng đời sống nội tâm phong phú, có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Nam Cao luôn đi sâu khai thác đời sống nội tâm, tinh thần nhân vật, sử dụng phương pháp độc thoại nội dung đầy khéo léo, tinh tế.

Xem đáp án » 11/10/2024 89,298

Câu 2:

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Tôi quyết định rồi, tôi sẽ bỏ nhà đi bụi đời […]. Chạng vạng, tôi xếp đồ bỏ vô túi quẩy đi. Mới đầu tôi tính đi xa thiệt là xa kìa, nhưng nghĩ lại tôi đi xa thì ba mẹ tôi làm sao kiếm gặp. Ba mẹ tôi dứt khoát phải suy nghĩ về thái độ quá khắt khe của mình khi thấy thằng con quý tử đang lăn lóc vỉa hè. Tôi quyết định đến ngã tư chỗ rẽ về nhà ngoại, thể nào lúc ba mẹ cuống cuồng chạy đi tìm cũng qua đây […]

Ở đó, tôi gặp thằng Lụm.

[…] Thằng Lụm rờ cái cặp đầy nhóc quần áo tôi:

- Mầy đi đâu mà ngồi đây?

Tôi nói dõng dạc để chứng tỏ con người mình đầy dũng cảm:

- Đi bụi đời

Nó chê liền:

- Tướng mầy mà đi bụi? Yếu như cọng bún mà nói đi bụi, mắc cười.

Tôi giận lắm, tuy nhiên để chứng tỏ mình là người lớn, tôi nhún vai ra chiều không chấp. Tôi hỏi lại nó ra đây làm cái gì. Nó nói, nó tìm má nó. Tôi hỏi má nó ở đâu, nó lắc đầu hỏng biết. Tôi hỏi tới:

- Sao kỳ vậy?

Thằng Lụm “còi” nhún vai, co mình lại tuồng như ngọn gió vừa bay qua lạnh lắm vậy.

- Hồi đó, hồi tao còn nhỏ ơi là nhỏ, má tao bỏ tao lại đây nè.

- Là sao?- tôi chưng hửng.

- Tao cũng đâu có biết. Chắc má tao gặp chuyện gì đó buồn lắm, nuôi không nổi tao nên bỏ tao lại đấy. Bởi vậy tao tên Lụm đó.

- Sạo hoài.

Thằng Lụm lắc đầu ra chiều chán nản:

- Thiệt đó, biết sao tao đen thui vậy hôn?- Nó chìa ra cái mặt như chàm cháy – tao bị bỏ ngoài nắng đó. Hồi đó ở ngã tư nầy vắng hoe hà, tao nằm khóc cả buổi mà đâu có ai hay. Tới chừng đói qúa tao mới khóc, tao khóc rổn rổn luôn, tao mạnh miệng từ hồi nhỏ mà. Rồi cái có bà dì bán bánh mì chạy lại, bồng lên, đâu có sữa, bà dì mới móc ruột bánh mì cho tao trấp trấp đỡ, dè đâu tao ăn hết ổ bánh mì luôn. Bà dì thấy tao dễ nuôi, nuôi luôn, sau này, tao kêu bả bằng ngoại. Tao lớn mà hổng tốn một miếng sữa nào hết, hay chưa?

[…]

- Sao mày đi bụi? - thằng Lụm chợt hỏi:

- Ba tao – tôi chép miệng ra vẻ oan ức. Ba tao đánh tao.[…]

Giọng thằng Lụm vừa hồ hởi vừa có vẻ ganh tị.- Mày sướng thiệt (trời, bị đánh mà sướng nỗi gì). Vậy mà còn bỏ nhà đi. Đồ ngu!

Tự nhiên vậy rồi nó chửi tôi à. Tôi cãi:

- Mầy đâu có má có ba đâu có biết. Người lớn khó dữ lắm.

- Chẳng thà có má, có ba, bị rầy gì tao cũng chịu - thằng Lụm trở nên trầm ngâm, coi nó già quá trời!- Nhưng mầy đừng có lo, tao ngồi đây thể nào cũng gặp má tao thôi. Thế nào má đi qua má cũng nhìn ra tao. Mai mốt bị rầy, bị đòn cho đã. […]

Thằng Lụm “còi” làm tôi hối hận và nhớ ba mẹ quá chừng. Tôi muốn trở về. Tôi ngồi im lặng suy nghĩ trong khi thằng Lụm đứng dậy để nhìn mỗi khi có một lượt xe dừng lại trước đèn đỏ. Tôi chợt sợ quá, có khi nào ba mẹ giận bỏ tôi luôn như thằng Lụm không. Ba mẹ sẽ sanh nhiều thiệt nhiều em khác còn tôi thì biết kiếm đâu ra ba mẹ khác bay giờ. Tôi ngồi lo lắng đến mức, khi ba mẹ tôi ghé xe lại dưới đường tôi còn không hay. Thấy bóng mẹ đứng sịch trước mặt mình, tôi bật khóc:

- Con tính đâu ba mẹ bỏ con luôn rồi.

Mẹ không vồ vập ôm lấy tôi mà điềm đạm cầm bàn tay tôi bóp mạnh, còn ba thì vỗ vỗ vào đầu tôi.

- Con hư quá. Con đừng làm vậy ba mẹ buồn.

Thằng Lụm đứng trân trân nhìn tôi với đôi mắt buồn tủi. Tôi quẹt nước mắt bước lại gần nó, bất giác tôi gọi thằng Lụm bằng anh:

- Em về nghen, anh Lụm.

[…] Thằng Lụm cảm động, lắc đầu, nó nói trổng không:

- Mai mốt ra đây chơi, nghen mậy!

Tôi vừa ngoái vừa gật đầu. Ba tôi hỏi ai, tôi trả lời “Bạn con. Anh Lụm. Anh Lụm tội nghiệp lắm ba à…” không biết thằng Lụm “còi” có biết tôi đang kể về nó không mà nó nhìn theo xe tôi đến khuất thì thôi. Khi tôi ngoái lại, dưới đèn sáng rực, tôi thấy trong mắt nó lấp loáng những giọt nước.[…]

(Trích Lụm Còi, Nguyễn Ngọc Tư)

Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản.

Xem đáp án » 11/10/2024 4,043

Câu 3:

Đầu truyện, nhân vật tôi cố tỏ ra mình là người lớn, gọi Lụm là “mày”. Nhưng đến cuối truyện, nhân vât tôi đổi cách xưng hô với Lụm như thế nào? Việc đổi cách xưng hô đó nói lên điều gì?

Xem đáp án » 11/10/2024 3,232

Câu 4:

Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: Hãy rời xa gia đình và sống cuộc đời như bạn muốn? Vì sao?

Xem đáp án » 11/10/2024 1,261

Câu 5:

Vì sao thằng Lụm mong được ba mẹ đánh như nhân vật tôi?

Xem đáp án » 11/10/2024 1,169

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP 1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 2 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 4 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Vietjack official store