Câu hỏi:
11/10/2024 530Phần 2: Viết (5,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày về vấn đề: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Trình bày về vấn đề: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.
2. Thân bài
a. Giải thích
Bản lĩnh: là khả năng đương đầu với khó khăn, giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Bên cạnh đó, bản lĩnh còn là lòng dũng cảm, kiên trì, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm → bản lĩnh là một đức tính vô cùng tốt đẹp mà con người ai cũng cần rèn luyện cho bản thân.
b. Phân tích
Người có bản lĩnh là người dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn, gian khổ, thử thách, sẵn sàng đứng ra chịu tráchnhiệm cho cuộc sống của mình. Người có bản lĩnh cũng là người làm việc có mục tiêu, có kế hoạch, biết sắp xếp cuộc sống khoa học.
Bản lĩnh của con người được hun đúc từ kinh nghiệm của cuộc sống, người có bản lĩnh là người có vốn sống phong phú, có kinh nghiệm trong nhiều vấn đề từ đó giải quyết mọi chuyện một cách tinh tế.
Cuộc sống có rất nhiều những khó khăn thử thách có thể đến với ta bất cứ lúc nào mà chúng ta không lường trước được, bản lĩnh sẽ khiến chúng ta trở nên kiên cường hơn, mạnh mẽ hơn, có thể vượt qua những khó khăn ấy một cách mượt mà nhất.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có bản lĩnh và đạt được thành công vang dội để minh họa cho bài làm của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người nhút nhát, dễ bỏ cuộc, sợ thất bại, gặp chút khó khăn đã nản chí. Lại có những người chỉ sống trong vùng an toàn của bản thân mà không biết vươn lên, bứt phá, tạo thành tựu cho cuộc sống của mình.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý kiến Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.d. Chính tả, ngữ pháp
e. Sáng tạo
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mong manh nhất không phải là tơ trời
Không phải nụ hồng
Không phải sương mai
Không phải cơn mơ vừa chập chờn đã thức
Anh đã biết một điều mong manh nhất
Là tình yêu
Là tình yêu đấy em!
Tình yêu
Vừa buổi sáng nắng lên
Đã u ám cơn mưa chiều dữ dội
Ta chạy tìm nhau...
Em vừa ập vào anh...
Như cơn giông ập tới
Đã như sóng xô bờ, sóng lại ngược ra khơi
Không phải đâu em, không phải tơ trời
Không phải mây hoàng hôn
Chợt hồng...chợt tím...
Ta cầm tình yêu như đứa trẻ cầm chiếc cốc pha lê
Khẽ vụng dại...là thế thôi...tan biến
Anh cầu mong không phải bây giờ
Mà khi tóc đã hoa râm
Khi mái đầu đã bạc
Khi ta đi qua những giông-bão-biển-bờ
Còn thấy tựa bên vai mình
Một tình yêu không thất lạc
(Không phải tơ trời, không phải sương mai, Đỗ Trung Quân, NXB Văn hóa, 1988)
Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 2:
Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Ta cầm tình yêu như đứa trẻ cầm chiếc cốc pha lê
Khẽ vụng dại...là thế thôi...tan biến
Câu 3:
Liệt kê những hình ảnh hiện thân cho điều mong manh mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích?
Câu 4:
Nêu những thông điệp mà anh/chị có thể rút ra được từ văn bản trên.
Câu 5:
Anh/chị làm thế nào để giữ cho mình “một tình yêu không thất lạc”?
về câu hỏi!