Câu hỏi:

11/10/2024 8,852

Phần 2: Viết (5.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau: Nhà mẹ Lê (Thạch Lam) và Làm mẹ (Nguyễn Ngọc Tư).

Đoạn trích 1:

NHÀ MẸ LÊ

(Thạch Lam)

[…]

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

(Trích Nhà mẹ Lê, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2015, trang 28-29)

Đoạn trích 2:

LÀM MẸ

(Nguyễn Ngọc Tư)

(Lược phần đầu: Dì Diệu và chú Đức lấy nhau đã nhiều năm nhưng không có con vì năm cưới chú, việc cắt khối u buống trứng đã khiến dì không thể tự sinh con. Bởi niềm khao khát về đứa con chưa lúc nào nguôi nên dì bàn với chú Đức tìm người mang thai hộ. Chị Lành gánh nước thuê vì hoàn cảnh gia đình ngặt nghèo nên nhận lời giúp chú dì. Em bé trong bụng chị Lành ngày một lớn đem đến niềm vui vô bờ cho chú dì, và cũng dấy lên tình mẫu tử ở chị Lành.)

Và khi tháng Ba đi qua, đứa bé bắt đầu báo hiệu sự sống. Chị Lành khoe:

- Nó đạp rồi, chị Diệu, nó đạp đây nè.

Dì Diệu hớn hở vén bụng chị Lành lên, dưới làn da căng mẫn, đứa bé con chòi đạp rối rít. Chị Lành cười giòn:

- Nó mạnh quá chị ha....

Dì Diệu cười, rồi làm như một cơn gió từ đâu xộc tới, tim dì riết lại một nỗi đau. Dì thèm biết bao nhiêu cái cảm giác che chở cho một sinh linh sống trong mình, để được thèm tới cùng, tới chảy nước dãi món ngọt, món chua, để có thể cảm nhận từ trái tim chứ không phải bằng bàn tay đôi bàn chân bé bỏng quẩy đạp bụng mình thon thót. Đó là những thứ cảm giác thiêng liêng không vay mượn, thuê mướn được: cảm giác làm mẹ. Dì bắt đầu lo lắng, mình đã làm một việc đúng không.

Chỉ còn một tháng hai mươi ngày nữa, đứa bé sẽ ra đời. Dì Diệu tính từng ngày, từng bữa. Chị Lành tính từng ngày từng bữa. Người trông cho mau, người trông đừng bao giờ đến. Dì Diệu cố quên cái vẻ mặt buồn bã, van nài của chị Lành. Chị biết, khi đứa bé khóc ngoe ngoe cất tiếng khóc chào đời, là chị với nó sẽ phải chia lìa. Hợp đồng đã ghi rõ ràng như vậy. Chị thấy thương mình, thương con và thương dì Diệu. Chị rối rít ăn, rối rít ngủ vì biết rằng mai nầy rồi chẳng còn nhau...

(Nguyễn Ngọc Tư, Làm mẹ, Tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ, 5/2024)

Chú thích:

* Thạch Lam (1910-1942), sinh ra tại Hà Nội, trong gia đình công chức gốc quan lại. Thuở nhỏ sống ở quê ngoại: phố huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Là người đôn hậu và rất đỗi tinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Mỗi truyện của Thạch Lam như bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm yêu mến chân thành và sự nhạy cảm trước biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.

* Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau. Là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết như một cách giải tỏa và thể nghiệm, chị biết rằng chị muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Giọng văn chị đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

So sánh, đánh giá hai đoạn trích sau: Nhà mẹ Lê (Thạch Lam) và Làm mẹ (Nguyễn Ngọc Tư).

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề.

“Văn học đối với tôi là một hiện tượng đẹp đẽ nhất trên thế giới" (Pautopxky). Văn học sinh ra để cho đời thêm hoa thơm trái ngọt, cho sự sống vút cao trên mỗi trang văn. Bước vào địa hạt văn học Việt Nam, ta không thể không nhắc tới hai nhà văn Thạch Lam và Nguyễn Ngọc Tư. Bởi đó là hai tác giả, người trước, kẻ sau đã đóng những dấu triện riêng của mình vào nền văn học bằng những thiên truyện hấp dẫn của mình. Đặt 2 đoạn trích trong truyện “Nhà mẹ Lê” của Thạch Lam cạnh “Làm mẹ” của Nguyễn Ngọc Tư ta có thể thấy rõ hơn giá trị đặc sắc của mỗi tác phẩm cũng như sự tương đồng và khác biệt trong lối viết giữa hai tác giả.

2. Thân bài:

* Khái quát chung:

- Giới thiệu hai tác giả hai tác phẩm:

          Thạch Lam (1910-1942), sinh ra tại Hà Nội, trong gia đình công chức gốc quan lại. Thuở nhỏ sống ở quê ngoại: phố huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Ông là người đôn hậu và rất đỗi tinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Mỗi truyện của Thạch Lam như bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm yêu mến chân thành và sự nhạy cảm trước biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc. Truyện ngắn “Nhà mẹ Lê” kể về cuộc đời nhiều đau khổ, nghèo đói của những người dân ngụ cư. Nổi bật trong đó chính là gia đình nhà mẹ Lê - một người mẹ nghèo, góa chồng và có mười một người con. Cuộc sống tăm tối, nghèo đói, làm bao nhiêu cũng không đủ nuôi con. Cái nghèo cứ đeo bám, vì thương con mẹ Lê đi vay nhà ông Bá ít gạo. Nhưng số phận trớ trêu, đã không được cho vay mẹ Lê còn bị ông Bá cho chó ra cắn. Từ vết thương ấy, mẹ Lê đã ra đi mãi mãi để lại những đứa con thơ dại.

          Nguyễn Ngọc Tư là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết như một cách giải tỏa và thể nghiệm và biết rằng mình muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Truyện ngắn Làm mẹ được in trong “Tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, do NXB Trẻ phát hành vào tháng 5 năm 2024. Truyện xoay quanh một quãng đời của nhân vật chính là dì Diệu nhưng khái quát lên được vẻ đẹp của lòng người nhân ái giữa muôn vàn khó khăn của cuộc sống. Dì Diệu lấy chú Đức chưa được bao lâu phải làm phẫu thuật vì khối u buồng trứng khiến dì không thể tự mình sinh con. Trải qua bao đau khổ, buồn bã, dì tìm được tia hi vọng khi chị Lành gánh nước thuê gần nhà vì hoàn cảnh gia đình mà đồng ý mang thai đứa bé hộ dì. Niềm vui đến với dì song hành với niềm hạnh phúc nảy nở trong chị Lành khi cái thai bắt đầu xuất hiện, lớn lên. Một ngày chị Lành bỏ đi mất, dì Diệu đau đớn kiếm tìm trong vô vọng và tự trách mình. Rồi khi chị Lành xuất hiện trở lại, dì Diệu vui mừng khôn xiết, quyết định đốt đi bản hợp đồng ngăn cách tình yêu của hai người mẹ dành cho đứa trẻ.

- Khái quát điểm giống và điểm khác nhau

*So sánh, đánh giá hai tác phẩm:

- Luận điểm 1. Điểm giống nhau của hai đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.

- Thể loại: truyện ngắn thấm đượm chất trữ tình, chất thơ, giàu xúc cảm

- Đối tượng thẩm mĩ: là người phụ nữ với số phận, cảnh ngộ khác nhau, nhưng đều mang những vẻ đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam.

- Chủ đề: đều trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, tình mẫu tử thiêng liêng.

          Quả thật, khi đặt hai đoạn truyện trong tác phẩm cạnh nhau, người đọc dễ dàng nhận thấy giữa chúng có không ít điểm tương đồng, gặp gỡ thú vị.

Trước hết hai đoạn trích trong hai tác phẩm có sự gần gũi về thể loại và đề tài. Cùng là truyện ngắn, thấm đượm chất trữ tình, chất thơ, giàu xúc cảm, ở mỗi trang viết, người đọc như cảm nhận được sự nâng niu, trân trọng của mỗi nhà văn với những niềm vui nhỏ bé, bình dị của con người. Hơn nữa, cả hai tác phẩm đều chọn đối tượng thẩm mĩ là người phụ nữ với số phận, cảnh ngộ khác nhau, nhưng đều mang những vẻ đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam.

          Sự tương đồng trong lựa chọn thể loại và đề tài đã đưa đến sự gặp gỡ quan trọng và thú vị hơn: cả hai đoạn trích đều trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, tình mẫu tử thiêng liêng. Hình ảnh mẹ Lê hiện lên qua lời kể của Thạch Lam là phụ nữ đói nghèo, khổ sở nhưng có khổ đến mấy cũng không bỏ con, thà chịu đói, chịu rét, chịu hết tất cả sự khổ đau thì cũng nuôi con cho bằng được. Sự vĩ đại ấy, cứ âm thầm lặng lẽ, chịu đựng. Ngòi bút truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trong “Làm mẹ” tái hiện trước mắt bạn đọc một nhân vật dì Diệu đời thường với hoàn cảnh riêng éo le, vì bệnh tật dì Diệu không thể làm mẹ, sinh con, ngày này qua tháng khác dì Diệu đau đáu, không yên. “Làm mẹ” đã để lại cho người đọc một tình mẫu tử thiêng liêng, tình người cao đẹp mà hai người phụ nữ (dì Diệu và chị Lành), hai người mẹ đã dành cho nhau, dành cho đứa con chung của mình. Hai câu chuyện về những cảnh ngộ khác nhau nhưng đều giống như ngọn gió mát lành xoa dịu tâm hồn người đọc, để rồi chúng ta thêm yêu thương những người phụ nữ của mình, để chúng ta biết trân trọng đấng sinh thành và tin tưởng vào vẻ đẹp tâm hồn của những người lương thiện.

- Luận điểm 2. Điểm khác nhau của hai tác phẩm/ đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.

a. Đặc điểm nhân vật:

- Mỗi nhân vật một cảnh ngộ, số phận khác nhau:

+ Mẹ Lê trong thiên truyện của Thạch Lam bị cái nghèo đói đeo đẳng đến khổ sở, thảm hại

+ Hai người phụ nữ trong “Làm mẹ”:

++ Người đau khổ vì thân phận “đẻ thuê”, phải dứt ruột lìa xa đứa con chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, dầu không chung dòng máu.

++ Kẻ tủi phận, đắng cay vì mang thân phụ nữ mà không có được may mắn tận hưởng thiên chức làm mẹ, chỉ biết âm thầm thèm ước, khát khao

- Mỗi nhân vật mang một vẻ đẹp riêng:

+ Nếu người mẹ của mười một đứa con khiến ta hết mực yêu thương ở sự tần tảo, chịu thương chịu khó, dãi nắng dầm sương, không quản nhọc nhằn, đói khát để mang cho con hạt gạo, miếng cơm;

+ Thì người phụ nữ chưa một lần được gọi hai tiếng “mẹ ơi” của Nguyễn Ngọc Tư vẫn dư đầy sự nhân hậu, bao dung, vị tha và cao thượng; không chỉ khát con, yêu con, chị còn biết thấu cảm, sẻ chia với nỗi khổ đau của người khác; không vì lòng ích kỉ, vụ lợi mà cạn tình cạn nghĩa.

b. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ:

+ Thạch Lam ưa dùng thứ ngôn ngữ đậm chất nông dân thuần hậu, chất phác

+ Nguyễn Ngọc Tư lại khéo léo thổi vào ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật cái hơi thở tươi trẻ và hiện đại hơn

- Xây dựng hình tượng trung tâm:

+ Mẹ Lê – một người mẹ thôn quê già nua và nghèo khó

+ nữ nhà văn Nam Bộ lại khắc họa cùng một lúc hai hình ảnh phụ nữ hiện đại trẻ trung, sống tốt đời đẹp đạo mà thân phận thật lắm éo le. => lối kể chuyện đối sánh, kết hợp với nghệ thuật miêu tả nội tâm sâu sắc, tinh tế

- Nghệ thuật dựng truyện:

+ “Nhà mẹ Lê” tựa như thước phim toàn cảnh về một quãng đời gian khó của người phụ nữ nông dân; thiên về kể và tả cảnh đời, cảnh thiên nhiên

+ Câu chuyện của dì Diệu, chị Lành trong “Làm mẹ” chỉ đơn thuần là sự bắt lấy một khoảnh khắc chuyện trò tâm tình của hai người đàn bà xoay quanh đứa “con chung” của họ. Một bên; đi sâu và thế giới tâm tư tình cảm đầy những góc khuất, những niềm đau chôn giấu của nhân vật.

- Luận điểm 3. Lý giải điểm giống, khác nhau và nêu ý nghĩa

* Đánh giá:

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của so sánh, đánh giá hai tác phẩm. Có thể nêu những ấn tượng của bản thân.

          Có thể nói, chính những điểm gặp gỡ và khác biệt của hai đoạn trích về cả nội dung lẫn nghệ thuật thể hiện đã góp phần làm phong phú thêm những trang viết về đề tài tình mẫu tử, người phụ nữ trong văn học Việt Nam; đồng thời, khẳng định sự độc đáo, ấn tượng trong lối kể chuyện, phong cách văn chương của hai cây bút truyện ngắn xuất sắc của hai thời đại. Dù khác nhau trong “đôi mắt” nghệ thuật và “đôi tay” sáng tạo nhưng cả hai đều xứng đáng với vị trí những nhà văn hiện đại đầy tài năng, có tấm lòng nhân đạo bao la, với những trang viết thổn thức trái tim bạn đọc muôn đời.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau:

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh

Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc?

Xem đáp án » 11/10/2024 396

Câu 2:

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

VƯỜN XƯA

(Tế Hanh)

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh,

Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc.

Hai ta ở hai đầu công tác,

Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

 

Hai ta như ngày nắng tránh ngày mưa,

Như mặt trăng mặt trời cách trở,

Như sao Hôm sao Mai(2) không cùng ở,

Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa?

 

Hai ta như sen mùa hạ, cúc mùa thu,

Như tháng mười hồng, tháng năm nhãn;

Em theo chim em đi về tháng tám,

Anh theo chim cùng với tháng ba qua.

 

Một ngày xuân em trở lại nhà,

Nghe mẹ nói anh có về, anh hái ổi.

Em nhìn lên vòm cây gió thổi,

Lá như môi thầm thĩ gọi anh về.

 

Lần sau anh trở lại một ngày hè,

Nghe m nói em có về, bên giếng giặt.

Anh nhìn giếng, giếng sâu trong vắt,

Nước như gương soi lẻ bóng hình anh…

 

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh,

Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc.

Hai ta ở hai đầu công tác,

Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa…                  

                                       --1957--

(Trích Thơ Quê hương và những lời bình

NXB ĐHQG Hà Nội, 2007, tr 298 – 299)

Xác định thể thơ của bài thơ trên. Hình ảnh nào là trung tâm của bài thơ?

Xem đáp án » 11/10/2024 195

Câu 3:

Người mẹ có vai trò gì đối với tình cảm của “anh” và “em” trong bài thơ?

Xem đáp án » 11/10/2024 187

Câu 4:

Theo bạn, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ?

Xem đáp án » 11/10/2024 183

Câu 5:

Hãy chỉ ra điểm riêng khi viết về hình ảnh khu vườn của Tế Hanh trong bài Vườn xưa và Lưu Quang Vũ trong đoạn thơ sau:

Mảnh vườn em vẫn là mảnh vườn xanh

Nơi ban đầu lòng ta ươm tổ mật

Nơi ta hái những chùm thơ thứ nhất

Nơi thu sang mây trắng vẫn bay về

                                  (Vườn trong ph)

Xem đáp án » 11/10/2024 134

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP 1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 2 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 4 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

tailieugiaovien.com.vn