Câu hỏi:

27/10/2024 82

1. Chia sẻ những trải nghiệm của cá nhân về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.

2. Xây dựng tình huống và thảo luận cách ứng phó trong các trường hợp:

- bị bỏ rơi, ít được quan tâm

- bị đe dọa

- bị chửi mắng

3. Thực hành thể hiện cách ứng phó đối với các tình huống đã xây dựng.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

1. Cách bản thân phòng tránh bị xâm hại tinh thần:

- Luôn chia sẻ câu chuyện của mình với bạn bè, thầy cô.

- Bày tỏ mong muốn với bố, mẹ, anh, chị, em và người thân trong gia đình về một cuộc sống không bị bạo lực tinh thần

- Thể hiện mong muốn được yêu thương, được nói chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ.

- Kiểm soát được cảm xúc của bản thân, tránh để mình bị rơi vào những cảm xúc tiêu cực, hoặc tình trạng sống quá khép kín hay tăng động.

- Thẳng thắn chia sẻ với người thân trong gia đình về cảm xúc của mình khi người lớn gây áp lực hoặc quá kỳ vọng đối với mình.

- Ghi nhật ký để giải tỏa tâm trạng

2. 

- Trường hợp 1: bị bỏ rơi, ít được quan tâm

Tình huống: bố mẹ mải mê đi làm kiếm tiền, không quan tâm đến con

Cách ứng phó: Bày tỏ mong muốn với bố, mẹ rằng mình cần được quan tâm hơn, cần sự chăm sóc và yêu thương từ bố mẹ

- Trường hợp 2: bị đe dọa

Tình huống: bị anh chị lớp trên đe dọa đánh đập

Cách ứng phó: báo cáo với thầy cô để thầy cô có thể giải quyết

- Trường hợp 3: bị chửi mắng

Tình huống: bị mẹ chửi mắng vì đạt điểm thấp

Cách ứng phó: Thẳng thắn chia sẻ với mẹ về cảm xúc của mình khi bị gây áp lực hoặc quá kỳ vọng đối với mình.

3. HS Thực hành thể hiện cách ứng phó đối với các tình huống đã xây dựng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

1. Thảo luận về cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.

2. Báo cáo kết quả trước lớp.

3. Ghi lại cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần phù hợp với bản thân.

Xem đáp án » 27/10/2024 110

Câu 2:

1. Thảo luận để chỉ ra các hành vi khiến trẻ em bị xâm hại tinh thần.

A. Chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự trẻ em.

B. Cho trẻ em đi học và ăn uống đầy đủ.

C. Quát tháo, đe doạ trẻ em.

D. Bỏ rơi, sao nhãng trẻ em.

E. Mua bán, bắt cóc trẻ em.

F. Chăm sóc khi trẻ em bị ốm.

G. Chê bai, chế giễu, bêu xấu ngoại hình trẻ em

2. Chia sẻ về trường hợp trẻ em bị xâm hại tinh thần mà em biết.

 

Xem đáp án » 27/10/2024 60

Câu 3:

1. Tham gia biểu diễn hoặc quan sát và trả lời câu hỏi về vở diễn phòng tránh bị xâm hại tinh thần.

2. Chia sẻ cảm nghĩ khi xem tiểu phẩm.

Xem đáp án » 27/10/2024 56

Bình luận


Bình luận