Câu hỏi:
06/11/2024 633Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Phần lãnh thổ phía Bắc có khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa, tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu và đất ở các khu vực mà có các hệ sinh thái rừng khác nhau.
Phần lãnh thổ phía Nam có khí hậu mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa. Khí hậu phân thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 17)
a) Đoạn thông tin trên nhắc đến nội dung của thiên nhiên phân hoá theo chiều tây - đông.
b) Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là đặc trưng miền Nam và khí hậu cận xích đạo gió mùa là đặc trưng của miền Bắc.
c) Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc – nam là do địa hình trải dài trên nhiều vĩ tuyến và ảnh hưởng của gió mùa.
d) Hệ sinh thái của miền Bắc ít phong phú và đa dạng chủng loại hơn miền Nam.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) - Sai
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á - nơi có các tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng về văn hóa và là nơi có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới; Lãnh thổ nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á và gió Mậu dịch (Tín phong); Gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, nằm trên đường di cư của nhiều loài sinh vật từ các khu hệ sinh vật khác nhau; Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai trên thế giới như: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nắng nóng, hạn hán,.. và chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 4)
a) Vị trí địa lí của nước ta đem lại nhiều thuận lợi cho thiên nhiên nước ta.
b) Với nguồn tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú cho phép nước ta phát triển đa dạng hàng hóa.
c) Vị trí địa lí của nước ta gây trở ngại cho quá trình giao lưu, hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế.
d) Việt Nam nằm ở khu vực nhận được lượng bức xạ cao, có khí hậu phân hóa theo mùa.
Câu 2:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có mùa đông lạnh ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta?
Câu 3:
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp,... Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu phát triển kinh tế, y tế, văn hoá, giáo dục – đào tạo. Tuy nhiên, so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lao động nước ta còn hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn kĩ thuật và tác phong lao động công nghiệp. Chất lượng lao động có sự phân hoá theo vùng. Lao động Việt Nam năng động, dễ dàng tiếp thu khoa học – công nghệ hiện đại trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và hội nhập với quốc tế.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 37)
a) Lao động nước ta kinh nghiệm dày dặn trong sản xuất công nghiệp.
b) Một trong những nguyên nhân làm chất lượng lao động ngày càng được nâng lên là nhờ những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật.
c) Những hạn chế của chất lượng lao động nước ta là thể lực, trình độ chuyên môn kĩ thuật và tác phong lao động công nghiệp.
d) Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, lao động nước ta chưa thể hiện được sự năng động, tiếp thu nhanh các tiến bộ của khoa học – kĩ thuật.
Câu 4:
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Năm 2021, tổng diện tích đất tự nhiên nước ta là hơn 33,1 triệu ha, trong đó 84,5% là đất nông nghiệp, 11,9% là đất phi nông nghiệp và 3,6% là đất chưa sử dụng. Diện tích đất canh tác ở nước ta đang bị thoái hoá ở nhiều nơi, biểu hiện cụ thể như suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở và bị ô nhiễm. Nguyên nhân suy giảm tài nguyên đất do tác động của sản xuất và sinh hoạt như: nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, việc lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt,... làm cho đất bị thoái hoá, ô nhiễm. Thiên tai và biến đổi khí hậu cũng gây suy giảm tài nguyên đất.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 28)
a) Đất phi nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên nước ta (năm 2021).
b) Suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở,…là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm tài nguyên đất.
c) Vấn đề sử dụng và khai thác hợp lí tài nguyên đất là vấn đề đáng quan tâm ở nước ta.
d) Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ô nhiễm và suy thoái nguồn tài nguyên đất là do con người.
Câu 5:
Cho bảng số liệu:
Lượng mưa và khả năng bốc hơi tại một số tỉnh ở nước ta (mm).
Địa điểm |
Lượng mưa |
Khả năng bốc hơi |
Hà Nội |
1676 |
989 |
Huế |
2868 |
1000 |
TP. Hồ Chí Minh |
1931 |
1686 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 - NXB Giáo dục, trang 44)
a) Lượng mưa của tỉnh cao nhất hơn tỉnh thấp nhất bao nhiêu mm?
b) Trị số cân bằng ẩm của tỉnh cao nhất hơn tỉnh thấp nhất bao nhiêu mm?
về câu hỏi!