Câu hỏi:

09/11/2024 358

2. Ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta?

    A. Giảm tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước.

    B. Giảm tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước.

    C. Tăng tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.

    D. Tăng tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: A

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Tình hình

Nguyên nhân

Theo ngành

+ Tăng tỉ trọng những ngành gắn với các sản phẩm cao cấp, có chất lượng, khả năng cạnh tranh về giá cả.

+ Thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ; đẩy mạnh chuyển đổi số; tập trung phát triển những ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Nhằm phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững; đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước, khu vực và thế giới.

Theo thành phần kinh tế

+ Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế Nhà nước giảm song vẫn giữ vai trò chủ đạo trong một số ngành công nghiệp then chốt.

+ Tỉ trọng giá trị sản xuất của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, trong đó kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng cho sự phát triển.

Do đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước cừng với chính sách mở cửa, hội nhập nền kinh tế đất nước.

Theo lãnh thổ

+ Hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các trung tâm công nghiệp,…

+ Ngành công nghiệp giữa các vùng, các địa phương được bố trí ngày càng hợp lí, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo mối liên kết chặt chẽ trong sản xuất.

Nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh của từng vùng, phù hợp với đặc điểm phát triển của từng ngành công nghiệp; tăng cường tính liên kết và hợp tác trong phát triển, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.