Câu hỏi:
10/11/2024 57Một thí nghiệm được tiến hành như sau: Nhỏ vài giọt dung dịch silver nitrate vào ống nghiệm có chứa dung dịch sodium chloride, thêm tiếp vào ống nghiệm từng giọt dung dịch ammonia và lắc mạnh. Hãy dự đoán hiện tượng quan sát được. Giải thích. Viết các phương trình hoá học của phản ứng. Cho biết dạng hình học của phức chất tạo thành.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trong dung dịch sodium chloride tồn tại các ion Na+(aq) và Cl-(aq), trong dung dịch silver nitrate tồn tại các ion Ag+(aq) và NO3- (aq). Khi nhỏ từ từ dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl sẽ có kết tủa trắng AgCl tạo thành. Khi thêm tiếp dung dịch NH3, lắc mạnh, kết tủa trắng sẽ tan do có phản ứng tạo ra phức chất [Ag(NH3)2]+(aq).
Phương trình hoá học của các phản ứng:
Ag+(aq) + Cl-(aq) AgCl(s) + aq
AgCl(s) + 2NH3(aq) [Ag(NH3)2]+(aq) + Cl-(aq)
Phức chất [Ag(NH3)2]+ có dạng hình học là đường thẳng, công thức cấu tạo như sau:
[NH3→Ag←NH3]+
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Với phối tử Cl-, tất cả các ion nào sau đây sẽ là nguyên tử trung tâm trong phức chất tứ diện?
A. Cu2+, Ni2+, Mn2+. B. Fe3+, Cr3+, Co3+.
C. Cr3+, Co3+, Sc3+. D. Ni2+, Cu2+, Zn2+.
Câu 2:
Cho các nhận định sau:
(1) Kiểu lai hoá của nguyên tử trung tâm sẽ quyết định dạng hình học của phức chất.
(2) Cation Ni2+ chỉ có thế tạo phức chất bát diện.
(3) Cầu nội của phức chất có thể mang điện tích dương, âm hoặc không.
(4) Phối tử chỉ có thể là anion hoặc phân tử trung hoà.
(5) Cầu ngoại của phức chất thường mang điện tích âm.
(6) Nguyên tử trung tâm là các nguyên tố nhóm B.
(7) Phức chất có các dạng hình học phổ biến là tứ diện, vuông phẳng và bát diện.
(8) Nguyên tử trung tâm không thể là các nguyên tố phi kim.
Số nhận định đúng là
A.2. B. 3. C. 4. D.5.
Câu 3:
Phức chất nào sau đây có dạng hình học không phải là tứ diện?
A. [CuCl4]2-. B. [CoCl4]2-. C. [PdCl4]2-. D. [FeCl4]-.
Câu 4:
Nhỏ từng giọt dung dịch sodium hydroxide cho đến dư vào dung dịch aluminium chloride, dấu hiệu chứng tỏ đã tạo ra phức chất chứa phối từ OH- là
A. kết tủa bị hoà tan.
B. dung dịch bị chuyển từ không màu sang có màu.
C. kết tủa keo trắng tạo thành.
D. dung dịch bị mất màu.
Câu 5:
Phức chất có dạng hình học không phải tứ diện là
A. [CoBr4]2-. B. [PtBr4]2-. C. [Al(OH)4]-. D. [FeCl4]-.
Câu 6:
Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Nguyên tử trung tâm chỉ có thể là cation kim loại.
B. Thành phần của phức chất có nguyên tử trung tâm và phối tử.
C. Phối tử còn cặp electron chưa liên kết, có khả năng cho nguyên tử trung tâm.
D. Liên kết giữa phối tử và nguyên tử trung tâm là liên kết cho – nhận.
Câu 7:
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Phức chất chỉ có dạng hình học là bát diện.
B. Phức chất luôn chứa cầu ngoại.
C. Phức chất có các dạng hình học khác nhau.
D. Một phức chất có thê tồn tại ở các dạng hình học khác nhau.
về câu hỏi!