Câu hỏi:
17/11/2024 75Tập làm văn
Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một bài văn, kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu, dẫn dắt đến câu chuyện mà em định kể: Câu chuyện “Nhà phát minh 6 tuổi”.
Triển khai:
-Nhân vật chính trong câu chuyện là cô bé Ma-ri-a 6 tuổi sinh ra trong một gia đình có sáu đời liên tiếp là giáo sư đại học. Từ nhỏ, cô đã rất thích quan sát và tìm tòi về những điều xảy ra quanh mình.
Nhân vật chính trong câu chuyện là cô bé Ma-ri-a 6 tuổi sinh ra trong một gia đình có sáu đời liên tiếp là giáo sư đại học. Từ nhỏ, cô đã rất thích quan sát và tìm tòi về những điều xảy ra quanh mình.
- Một lần nọ, gia đình của Ma-ri-a tổ chức tiệc để tiếp đón khách quý, cô bé tình cờ, cô phát hiện ra: Mỗi lần gia nhân bưng trà thì tách đựng trà sẽ trượt qua lại trong đĩa, nhưng khi nước trà trong cốc chảy một ít ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại.
- Quá tò mò về hiện tượng kì lạ đó, Ma-ri-a đã lén chạy xuống bếp để kiểm tra và cô tổng kết lại rằng: Khi có nước ở trên đĩa, thì tách trà sẽ đứng yên.
- Thấy vậy, bố của Ma-ri-a đã tự hào nói rằng: Ma-ri-a sẽ là giáo sư thứ bảy của gia tộc.
- Và nhiều năm sau, cô bé Ma-ri-a ấy đã trở thành giáo sư nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ và vinh dự được tặng Giải thưởng Nô-ben Vật lí.
Kết thúc
- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật chính trong câu chuyện: kính trọng, ngưỡng mộ, khâm phục,...
- Bài học rút ra từ câu chuyện: Nên ham học hỏi, tìm tòi, khám phá những điều mới lạ xung quanh mình.
Bài làm tham khảo
Trong các câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em đã đọc, em ấn tượng nhất với câu chuyện “Nhà phát minh 6 tuổi”. Nhân vật chính trong câu chuyện đã làm nên những điều thật đáng ngạc nhiên.
Nhân vật chính trong câu chuyện là cô bé Ma-ri-a 6 tuổi. Cô bé sinh ra trong một gia đình có sáu đời liên tiếp là giáo sư đại học. Từ nhỏ, Ma-ri-a đã rất thích quan sát và tìm tòi về những điều xảy ra quanh mình. Đó chính là mầm mống nhen nhóm cho một giáo sư trong tương lai.
Một lần nọ, gia đình của Ma-ri-a tổ chức tiệc để tiếp đón khách quý. Cô bé Ma-ri-a nhàm chán nhìn những người gia nhân bận rộn di chuyển qua lại. Và tình cờ, cô phát hiện ra một điều thú vị: Mỗi lần gia nhân bưng trà từ dưới bếp lên, tách đựng trà sẽ trượt qua lại trong đĩa. Nhưng khi nước trà trong cốc chảy một ít ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại. Quá tò mò về hiện tượng kì lạ đó, Ma-ri-a đã lén chạy xuống bếp để kiểm tra.
Sau khi bày ra các chén trà và đĩa trà, Ma-ri-a bắt đầu tự mình làm thí nghiệm. Cô bé cẩn thận quan sát tình trạng di chuyển của tách trà trên đĩa. Cuối cùng, cô tổng kết lại rằng, khi có nước ở trên đĩa, thì tách trà sẽ đứng yên. Cùng lúc ấy, bố của Ma-ri-a tình cờ đi ngang qua. Cô bé đã vô cùng hào hứng chạy lại kể cho bố phát hiện lí thú của mình. Bố của cô đã rất vui, lập tức bế Ma-ri-a lên tay và tiến về phòng khách để khoe với mọi người điều mình vừa nghe được. Ông tự hào nói rằng, Ma-ri-a sẽ là giáo sư thứ bảy của gia tộc. Lời nói hôm ấy đã thật sự hiệu nghiệm. Bởi khi trưởng thành, cô bé Ma-ri-a ấy đã trở thành giáo sư nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ và vinh dự được tặng Giải thưởng Nô-ben Vật lí.
Câu chuyện “Nhà phát minh 6 tuổi” giúp em biết thêm về tuổi thơ của một vĩ nhân đáng kính. Đồng thời thôi thúc em hãy tích cực khám phá và tìm hiểu về thế giới kì diệu xung quanh mình. Có lẽ, nhờ vậy em sẽ biết thêm những điều thú vị, đem đến những trải nghiệm đáng nhớ mà việc ngồi học trong phòng không thể đem lại.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Viết ba tên người và ba tên cơ quan, tổ chức ở địa phương em:
Tên người |
Tên cơ quan, tổ chức |
|
|
Câu 3:
Em hãy tìm động từ theo nghĩa dưới đây và đặt câu với động từ vừa tìm được:
chảy nước mắt do đau đớn, khó chịu hay xúc động mạnh |
Câu 4:
Nghe – viết
BỨC TƯỜNG CÓ NHIỀU PHÉP LẠ
(Trích)
Quy nghĩ đến bố. Bố Quy là một người viết văn. Bố tài thật, cứ ngồi vào bàn là bố viết được ngay. Cũng có khi, bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng bức tường trước mặt. Nhìn một lúc, lúc nữa... rồi bố cầm bút, viết lia lịa, quên cả ăn cơm. Bức tường này có phép lạ gì đây? Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài.
Theo Phong Thu
Câu 5:
Câu 6:
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 20)
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!