Câu hỏi:
17/11/2024 28Tập làm văn
Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt.Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một bài văn, kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu, dẫn dắt đến câu chuyện mà em định kể: Câu chuyện “Anh em sinh đôi”.
Triển khai:
+ Câu chuyện kể về hai anh em sinh đôi là Long và Khánh. Họ có ngoại hình giống nhau đến mức thường xuyên bị người khác nhận nhầm.
Câu chuyện kể về hai anh em sinh đôi là Long và Khánh. Họ có ngoại hình giống nhau đến mức thường xuyên bị người khác nhận nhầm.+ Khi còn nhỏ, Long rất khoái chí với điều này. Nhưng dần dần khi đã trưởng thành, cậu lại không cảm thấy vui nữa.
+ Long đã nỗ lực làm mọi cách trở nên thật khác anh trai của mình: cắt tóc, ăn mặc, tập dáng đi, cách nói chuyện cho thật khác biệt với anh.
+ Thế rồi trường có một buổi hội thao, Long và anh Khánh phải mặc đồng phục giống nhau để cùng tham gia thi chạy. Long đã lo lắng mọi người cổ vũ nhầm, nhưng kết quả các bạn không hề nhầm lẫn hai anh em.
+ Long được các bạn giải thích lí do và hiểu ra mọi chuyện nên vui như mở cờ.
Kết thúc
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện đó.
Bài làm tham khảo
Ở chương trình Tiếng Việt lớp 4, em được học các câu chuyện hay và ý nghĩa. Các câu chuyện ấy kể về các bạn nhỏ trạc tuổi em, nhờ vậy mà trở nên gần gũi hơn. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng câu chuyện “Anh em sinh đôi”.
Câu chuyện kể về hai anh em sinh đôi là Long và Khánh. Họ có ngoại hình giống nhau đến mức thường xuyên bị người khác nhận nhầm. Khi còn nhỏ, Long rất khoái chí với điều này. Nhưng dần dần khi đã trưởng thành, cậu lại không cảm thấy vui nữa, thậm chí là cáu gắt khi bị nhận nhầm với anh Khánh. Để hạn chế tối đa điều này xảy ra, Long đã nỗ lực làm mọi cách trở nên thật khác anh trai của mình. Cậu cắt tóc, ăn mặc, tập dáng đi, cách nói chuyện cho thật khác biệt với anh.
Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ một buổi hội thao của trường. Hôm đó, Long và anh Khánh phải mặc đồng phục giống nhau để cùng tham gia thi chạy. Cậu lo lắm. Sợ khi mặc áo quần giống nhau, thì các bạn sẽ nhầm cậu với anh, rồi cổ vũ nhầm người. Thế nhưng, mọi lo lắng của Long đều là dư thừa. Vì trong suốt cuộc thi, không ai cổ vũ nhầm cho Long và anh Khánh cả. Cậu cảm thấy thật kì lạ. Vì thế, ngay khi hội thao kết thúc, Long đã tìm gặp các bạn để hỏi chuyện. Lúc này, mọi người đã giải thích cho Long hiểu rằng, mọi người không nhầm lẫn hai anh em, vì mỗi người có một tính cách khác biệt hoàn toàn. Khi chỉ nhìn lướt qua thì mới có thể nhầm lẫn, nhưng khi trò chuyện thì không thể nào nhầm Long với anh Khánh được. Lời giải thích ấy của các bạn khiến Long vui như mở cờ trong bụng. Cậu cảm thấy hạnh phúc vô cùng, và cũng buồn cười về những lo lắng của bản thân.
Từ câu chuyện “Anh em sinh đôi”, em hiểu rõ hơn về nét riêng của mỗi người. Nét riêng ấy không phải dựa vào áo quần hay dáng đứng như Long từng nghĩ. Mà nó thể hiện ở tính cách và phẩm chất của một người. Do đó, em hiểu cần trau dồi và phát triển bản thân từ sâu bên trong, để xây dựng một bản thân thật riêng biệt.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 3:
Em hãy gạch chân vào các động từ có trong đoạn văn sau và đặt câu với một động từ chỉ hoạt động:
Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Chẳng mấy chốc, khói bếp đã um lên. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô.
(Theo Tô Hoài)
Câu 4:
Câu 5:
Em hãy tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau:
Ngoài đồng, những đám kê mới gieo đã lên xanh mướt. Trên bờ suối, nấm mọc chi chít. Trên những thân gỗ mục, mộc nhĩ xoè ra như những vành tai đang lắng nghe. Dây gấc leo khắp nơi, quả chín đỏ rực. Những giàn lạc tiên dăng dăng trên các bụi rậm, từ những chùm hoa và quả bay lên một mùi thơm ngọt ngào. Đâu đâu cũng thấy dấu hiệu của sự sung túc.
(Theo Vũ Hùng)
Câu 6:
Nghe – viết
SÁNG THÁNG NĂM
(Trích)
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ
Con bồ câu trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn
Lát rồi, chim nhé, chim ăn
Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà.
Tố Hữu
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 20)
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 3)
Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!