Câu hỏi:
14/11/2024 449Cho đoạn thông tin sau:
Do mức sinh giảm, tuổi thọ tăng nên người cao tuổi Việt Nam tăng nhanh cả về số lượng và tỉ lệ. Từ năm 1999 đến năm 2021, số người cao tuổi tăng thêm hơn 5 triệu người và tỉ lệ trong tổng dân số tăng 2,5%. Tốc độ tăng người cao tuổi nhanh hơn tốc độ tăng dân số. Năm 1999, tỉ số giới tính của nước ta là 96,4%, năm 2021 là 99,4%. Tỉ số giới tính ở nhóm tuổi dưới 15 cao và tăng nhanh, kéo tỉ số giới tính của dân số tăng lên. Tuy nhiên, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh rất cần được quan tâm, năm 2021 có 112 bé trai/100 bé gái.
a) Lựa chọn đáp án đúng.
Đoạn văn bản trên đề cập đến nội dung dân số nào sau đây?
A. Quy mô dân số. B. Gia tăng dân số.
C. Cơ cấu dân số. D. Phân bố dân cư.
b) Theo đoạn văn bản trên, xu hướng thay đổi theo nhóm tuổi của dân số nước ta là gì?
c) Nhận xét về tỉ số giới tính của nước ta.
d) Theo em, số lượng và tỉ lệ người cao tuổi tăng nhanh dẫn đến khó khăn gì cho kinh tế – xã hội nước ta?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
b) Xu hướng già hóa dân số.
c) Từ năm 1999 đến năm 2021, tỉ số giới tính của nước ta đang dần tiến tới mức cân bằng (khoảng 99 nam/100 nữ, năm 2021). Tuy nhiên, có sự mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh, năm 2021 là 112 bé trai/100 bé gái.
d) Số lượng và tỉ lệ người cao tuổi tăng nhanh dẫn đến các khó khăn cho kinh tế - xã hội như:
- Chi phí chăm sóc sức khỏe cao, gây áp lực cho hệ thống y tế và ngân sách quốc gia.
- Lực lượng lao động giảm do nhiều người già nghỉ hưu, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
- Cần nhiều nguồn lực hơn để hỗ trợ người cao tuổi về tài chính, nhà ở, chăm sóc sức khỏe.
- Thiếu nhân lực cho các nghành nghề vì sự mất cân bằng giữa người trẻ và người già.
- Cần lối sống, môi trường phù hợp với người cao tuổi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho bảng số liệu sau:
SỐ DÂN VÀ TỈ LỆ TĂNG DÂN SỐ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1989 – 2021
Năm |
1989 |
1999 |
2009 |
2021 |
Số dân (triệu người) |
64,4 |
76,5 |
86,0 |
98,5 |
Tỉ lệ tăng dân số (%) |
2,10 |
1,51 |
1,06 |
0,94 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện số dân và tỉ lệ tăng dân số nước ta giai đoạn 1989 – 2021.
b) Nhận xét về số dân và tỉ lệ tăng dân số nước ta giai đoạn 1989 – 2021. Giải thích.
Câu 2:
Lựa chọn đáp án đúng.
a) Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm các dân tộc Việt Nam?
A. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ cao nhất, khoảng 60% trong tổng số dân nước ta.
B. Các dân tộc sinh sống trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
C. Phân bố dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi.
D. Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận của dân tộc Việt Nam.
Câu 3:
b) Năm 2021, người Việt Nam sinh sống, làm việc, học tập ở nước ngoài là
A. hơn 4 triệu người. B. hơn 5 triệu người.
C. hơn 6 triệu người. D. hơn 7 triệu người.
Câu 4:
Điền thông tin vào các vị trí còn khuyết cho phù hợp về đặc điểm dân tộc và dân số ở Việt Nam.
a) Nước ta có (1).............. dân tộc, trong đó người Kinh chiếm đa số với (2)...........% tổng số dân.
b) Quá trình phát triển kinh tế trên cả nước, chính sách chuyển cư làm cho phân bố dân tộc ở Việt Nam (3)..............
c) Các dân tộc ở Việt Nam ngày càng phân bố (4).............. trên lãnh thổ.
d) Các vùng (5)......... có nhiều dân tộc cùng sinh sống.
e) Năm 2021, số dân nước ta là (6)............. triệu người, đứng thứ (7)......... trên thế giới và thứ (8).............. trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 6:
Ghép thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải cho phù hợp về sự phân bố chủ yếu của một số dân tộc ở Việt Nam.
Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 11. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đáp án
Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 9. Dịch vụ có đáp án
Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 17 (có đáp án): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 12. Vùng Đồng bằng sông Hồng có đáp án
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 31 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1 (có đáp án): Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Trắc nghiệm Địa 9 CTST Bài 11. Vùng Đồng bằng sông Hồng có đáp án
Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 18 (có đáp án): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
về câu hỏi!