Câu hỏi:
16/11/2024 253Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau đây:
ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
Hồ về thu, nước (1)………………, (2)……………... Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (3)……………….. Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4)…………… mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5)……………... Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6)………………. Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7)……………...
Theo Phan Kế Bính
(1) trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng.
(2) bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi.
(3) nhấp nhô, lan tỏa, lan rộng, lăn tăn, li ti.
(4) thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng.
(5) thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát.
(6) trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông.
(7) yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn. Bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt. Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng bao la. Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề yên lặng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm từ đồng nghĩa với từ “nhanh” thuộc hai loại:
- Cùng có tiếng nhanh: ………………………………………………………………….
- Không có tiếng nhanh: ………………………………………………………………
Câu 2:
Tìm thêm các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:
- chọn, lựa,
………………………………………………………………………………………….
- diễn đạt, biểu đạt,
………………………………………………………………………………………….
- đông đúc, tấp nập,
………………………………………………………………………………………….
Câu 3:
HAI CÁI QUẠT
Thằng Quạt Cọ làm gi có gió. Xưa nay nó toàn mượn tay người khác để lấy tiếng cho mình. Đúng là cái thằng cơ hội. Quạt Điện thường nói với cô Bóng Đèn như vậy. Khổ thân cho Quạt Cọ, chẳng trêu ghẹo gì mà cứ bị rỉa rói luôn. Đêm đến thì nằm co ro một mình trên nóc tủ. Trời oi bức ngột ngạt mà vẫn luôn có cảm giác lạnh thấu xương.
Cho đến một hôm, trời tối đã rất lâu mà Bóng Đèn vẫn không bật sáng. Cả mấy gian nhà tối đen như mực. Nóng bức đến phát rồ lên được. Chiều tối, ông chủ về. Mồ hôi nhễ nhại như vừa nhúng dưới suối lên. Chẳng kịp bỏ mũ ra, ông chủ đã chạy ngay đến chỗ ổ điện. Quạt Cọ nghe rõ tiếng ngón tay ông chủ bật từng công tắc, hộp số. Nhưng Bóng Đèn vẫn tối om. Quạt Điện trên trần nhà vẫn không nhúc nhích.
Biết là mất điện, ông chủ tìm đến Quạt Cọ. Sau khi phủi phủi lớp bụi lâu ngày bám đầy trên áo xống, cầm Quạt Cọ, ông chủ quạt lấy quạt để. Thằng con ông chủ ngồi xích lại gần bố, cứ luôn mồm :
- Bố quạt mạnh vào. Con nóng quá. Hôm nay không có cái Quạt Cọ này, khéo bố con mình chết ngốt mất.
Nghe bố con ông chủ nói vậy, Quạt Điện bị chạnh lòng tự ái. Nó định bước xuống giằng trong tay ông chủ cái Quạt Cọ vứt đi. Nhưng sợi dây đã cột chặt nó vào xà ngang. Biết mình là kẻ vô dụng, đêm đó, lần đầu tiên trong đời, nó thấy cay tê nơi sống mũi. Định bụng hôm sau sẽ cho gió mạnh như bão, để Quạt Cọ hết "nghi ngoe".
Nhưng tiếc thay, mấy hôm liền đều mất điện. Ồng chủ chẳng còn ngó ngàng gì đến nó nữa, mà cứ luôn tay cầm cái Quạt Cọ. Quạt Điện như nhận ra điều gì đó, nó cứ ấp a ấp úng, định xin lỗi Quạt Cọ.
(Theo báo Thiếu niên Tiền phong)
Câu 5:
Viết bài văn tả phong cảnh thiên nhiên mà em ấn tượng.
* Gợi ý
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát: Đó là cảnh đẹp nào? Ở đâu?
2. Thân bài
- Cảnh đẹp đó có gì đặc biệt:
+ Không gian, màu sắc
+ Sự thay đổi theo thời gian
+ Cảnh vật xung quanh
- Sinh hoạt của con người ở đó ra sao?
- Em có suy nghĩ gì về cảnh đẹp đó?
3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm của em với cảnh đẹp đó?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
về câu hỏi!