Câu hỏi:
17/11/2024 46Đọc đoạn văn sau:
BẠN NHỎ TRONG RỪNG
Lán địa chất của bố tôi ở trong rừng cây sau sau. Trong hốc một cây sau sau cách lán không xa, có một cái tổ sóc. Ở đấy có một chú sóc bụng đỏ ngày ngày ra vào.
Một hôm, khi tìm quả cầu giấy đá rơi vào chỗ gốc cây sau sau, tôi phát hiện ra ở gốc cây có một lỗ hủm, lá khô và rác che phủ bên ngoài. Tôi kéo mớ cỏ rác ra thì thấy rơi vãi những hạt dẻ và quả gắm già, cả mấy quả trám khô và ít hạt ngô nữa. Tôi cho là tổ của một loài gì đấy và cũng không để ý đến nữa. Những ngày nắng ấm chẳng kéo dài được lâu. Một đợt rét mới lại xô đến. Hai ngày liền, khu rừng vắng bóng chú sóc. Trưa hôm thứ ba, trời hơi ấm, chú sóc bụng đỏ bò ra. Chú leo xuống chỗ cái hủm ở gốc cây, bới bới, cào cào, chạy ra chạy vào một lúc rồi leo lên chạc cây, đôi mắt ngơ ngác nhìn về phía chúng tôi như có ý hỏi xem có phải chúng tôi đã đụng đến cái hủm ở gốc cây kia không? Tôi chợt hiểu: thì ra cái hủm đó chính là kho dự trữ thức ăn của chú. Thế mà tôi đã phá mất cái kho ấy! Lòng tôi bỗng dâng lên một niềm hối hận.
Tôi vào rừng nhặt ít quả trám rụng và kiếm thêm một nắm ngô. Tôi bỏ một nửa ngô và trám vào cái hủm, một nửa trải ra quanh gốc cây cho chú sóc dễ nhận thấy. Tôi lánh mặt đến gần tối mới đến gốc cây sau sau. Một số quả trám và nhiều hạt ngô không còn đấy nữa. Tôi đoán chú bạn nhỏ trên cây đã không từ chối món quà, cũng là lời xin lỗi của tôi.
– Toóc! Toóc! Toóc!
Kìa! Sóc bụng đã đã ra kia rồi! Chào chú!
Theo Ngô Quân Miện
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
B. Hạt dẻ, quả gắm già, trám khô và ngô.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
D. Bỏ một nửa ngô và trám vào cái hủm, một nửa trải ra quanh gốc cây.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
C. Chú rất biết lo xa.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy gạch chân vào những sự vật được nhân hóa trong đoạn văn dưới đây. Cho biết tác giả đã nhân hóa chúng bằng cách nào?
Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp… Khóm cây trao đổi hương thơm và tia sáng.
(Trích “Sau trận mưa rào”)
Câu 2:
Tập làm văn
Em hãy tưởng tượng đoạn kết mới cho truyện cổ tích “Sọ dừa”.
Câu 3:
Em hãy gạch chân dưới các động từ trong câu sau:
Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị – nơi có nhiều mầm non vừa nhú. |
Câu 4:
Viết ba tên người và ba tên cơ quan, tổ chức ở địa phương em:
Tên người |
Tên cơ quan, tổ chức |
|
|
Câu 5:
Cho các từ: mùa màng, lúa, khoai, thóc, rơm
a) Các từ trên thuộc nhóm từ loại nào?
b) Viết thêm 3 từ cùng loại từ đó.
c) Đặt một câu với một trong ba từ vừa tìm được.
Câu 6:
Nghe – viết
KÌ QUAN ĐÊ BIỂN
(Trích)
Không chỉ có cối xay gió và những cánh đồng hoa tu líp bạt ngàn, đê biển cũng được xem là hình ảnh biểu tượng cho tài năng và lòng yêu nước của người Hà Lan. Là vùng đất thấp, Hà Lan đã nhiều lần trải qua thảm hoạ triều cường. Vì thế, chính phủ đã xây dựng một con đê giữa biển có chiều dài 32 ki-lô-mét, rộng 90 mét, cao hơn 7 mét so với mực nước biển. Công trình khổng lồ này vừa ngăn được sự tấn công của nước biển, vừa giúp có thêm đất đai để xây dựng và trồng trọt.
Theo Vân Vũ
về câu hỏi!