Câu hỏi:
19/11/2024 27Viết bài văn tả người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
* Gợi ý
1. Mở bài: Giới thiệu về người định tả.
2. Thân bài:
- Giới thiệu chung về người định tả (tuổi tác, công việc,…)
- Tả ngoại hình: Vóc dáng, chiều cao, nước da, khuôn mặt, mái tóc, cách ăn mặc…
- Tả các hoạt động, tính cách, sở thích,…
- Kể về kỉ niệm, ấn tượng với người đó (yếu tố gây hấp dẫn cho bài viết).
+ (Lưu ý: Nếu yêu cầu đề bài là tả cụ thể chân dung hay hoạt động, ta sẽ tập trung trọng tâm ở nội dung đó).
+ (Chọn lọc chi tiết miêu tả và kể về kỉ niệm với nhân vật được tả)
3. Kết bài: Tình cảm, cảm xúc với người được tả.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Bài làm tham khảo
Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom em trong cả quãng đời thơ ấu.
Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau để lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nếp nhăn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi chương trình thời sự. Răng ông đã rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn quan tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạy chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông.
Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy đánh dấu ✓ vào ô trống đứng trước câu ghép, dấu X vào ô trống đứng trước câu đơn dưới đây:
☐ Những chú én nhỏ bé thích thú chao liệng trên bầu trời, nhìn ngắm những hàng cây đang đâm chồi nảy lộc.
☐ Những chú én nhỏ bé bay liệng trên trời cao, chúng báo hiệu một mùa xuân nữa lại về rồi.
☐ Mùa xuân, những chú chim én bé nhỏ liệng qua liệng lại trên bầu trời.
☐ Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương từ khi những chú én lại chao liệng trên nền trời.
☐ Trên bầu trời cao trong xanh, những chú chim én đang sung sướng bay lượn.
Câu 3:
Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
SAU TRẬN MƯA RÀO
Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.
Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp... Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá, mấy cây sung và chích choè huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đoá hoa kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập loè của đoá đèn hoa ấy.
Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch, cảnh vườn là cảnh vắng lặng dung hoà với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá.
(Vích-to Huy-gô)
Mùa hè, sau trận mưa rào, mặt đất được so sánh với gì?
Câu 4:
Điền vào chỗ trống để tạo nên câu ghép hoàn chỉnh:
a. Cây phượng đã nở hoa đỏ rực và ……………………..................................…….....
b. Trời đã bắt đầu đổ mưa to nên ……………………..................................………….
c. Nếu sáng mai trời có nắng đẹp thì …………………..................................………....
d. Vì trường em đã thi học kì xong nên …………………..................................……....
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!