Câu hỏi:
19/11/2024 35Viết bài văn tả người anh (em) họ mà em yêu quý nhất.
*Gợi ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu người anh (em) họ đó.
2. Thân bài
- Ngoại hình
- Tính nết, sở trường
- Kỉ niệm sâu sắc của chúng em
3. Kết bài
- Tình cảm của em với người anh (em) họ đó.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án gợi ý
Trong gia đình, em là con út nên được bố mẹ và mọi người vô cùng chiều chuộng, trong đó người yêu thương và luôn lo lắng cho em là anh trai em. Em vô cùng yêu quý và kính trọng anh.
Anh trai em năm nay tròn mười bảy tuổi. Anh có dáng người cao khỏe mạnh với làn da màu bánh mật. Mái tóc của anh được cắt tỉa gọn gàng càng làm cho anh trở nên năng động và hoạt bát hơn trong mắt mọi người xung quanh. Gương mặt vuông chữ điền của anh lúc thì toát ra vẻ nghiêm nghị, lúc lại dí dỏm hài hước.
Anh em có đôi mắt sáng và tinh tường. Đôi mắt ấy như biết nói, biết cười, biết động viên mỗi khi em gặp chuyện buồn, biết sẻ chia mỗi khi em có chuyện vui. Ngoài ra anh còn có nụ cười rất đẹp, mỗi khi cười sẽ khoe ra hàm răng đều như hạt bắp và trắng như muối biển. Anh có giọng nói khá trầm và hơi khàn vì đang trong giai đoạn vỡ giọng, vậy nhưng em cảm thấy giọng nói ấy rất thân thương.
Anh em tuy hiền nhưng cũng rất nghiêm khắc. Đặc biệt là trong học tập, anh ấy không bao giờ cho phép em sao nhãng và chủ quan dù là điều nhỏ nhất. Hồi còn nhỏ, em rất ghét phải ngồi vào bàn học, có học cũng chỉ là qua loa cho có lệ sau đó sẽ nhân lúc bố mẹ không để ý mà nhanh chân chạy đi chơi. Chính vì vậy mà kết quả học tập hồi đó của em rất tệ, suốt ngày đội sổ toàn không với một. Vào lúc đó, anh đã ngồi suốt nửa tiếng đồng hồ giảng cho em hiểu lợi ích của việc học và bắt đầu kèm cặp em. Nhờ sự kiên trì và kiên nhẫn của cả anh và em mà bây giờ em đã vươn lên đứng ở top đầu của lớp.
Không chỉ vậy anh trai em còn rất gọn gàng và ngăn nắp. Điều này thể hiện ở cách sắp xếp phòng ốc vô cùng gọn gàng và trật tự của anh. Phòng của anh sạch sẽ và thoáng mát bao nhiêu thì phòng của em lại bừa bộn và bức bối bấy nhiêu. Anh luôn bảo em rằng: “Em phải sắp xếp phong cho gọn gàng để lúc mất thứ gì việc tìm sẽ không tốn quá nhiều thời gian”. Tính cách hai chúng em trái ngược nhau như vậy chẳng hiểu sao vẫn dính lấy nhau như hình với bóng, có lẽ là bởi em yêu quý anh và anh nhường nhịn em nên chúng em mới thân thiết đến vậy.
Em rất yêu quý anh trai em. Em chỉ mong chúng em sẽ mãi mãi thân thiết như bây giờ. Anh quả thực là một tấm gương sáng cho em để em học tập và noi theo. Em yêu anh nhiều lắm!
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phân các loại câu dưới đây thành 2 loại: Câu đơn và câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.
a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
.........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
b) Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
.........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
.........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
d) Mưa / rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
.........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
Câu 2:
Hãy cho biết các câu trong đoạn văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.
Đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạnh. Cảnh vật trở nên huyền ảo. Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trên mặt nước.
.........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
Câu 3:
Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau :
a) Lan học bài, còn .........................................................................................................
b) Nếu trời mưa to thì......................................................................................................
c) .................................................................................................., còn bố em là bộ đội.
d) ............................................................................................., nhưng Lan vẫn đến lớp.
Câu 4:
Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
BÀN TAY THÂN ÁI
Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.
Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:
- Ông cụ ấy là ai vậy, chị?
Cô y tá sửng sốt:
- Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?
- Không, ông ấy không phải là ba tôi.
- Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại.
- Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.
- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ?
- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.
(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)
Câu 6:
Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép:
A. Em được mọi người yêu mến vì em chăm ngoan học giỏi.
B. Vì em chăm ngoan học giỏi, em được mọi người yêu mến.
C. Em muốn được mọi người yêu mến nên em chăm ngoan học giỏi.
D. Nhờ em chăm ngoan học giỏi mà em được mọi người yêu mến.
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!