Câu hỏi:
23/11/2024 23Đọc đoạn văn sau:
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.
Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt, văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
(Theo Trinh Đường)
Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
D. Học đến đâu hiểu ngay đến đó.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?
Lời giải của GV VietJack
B. Vì khi đỗ Trạng nguyên, Hiền vẫn là chú bé ham thích chơi diều.
Câu 3:
Nội dung bài nói lên điều gì?
Lời giải của GV VietJack
B. Ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới mười ba tuổi, đó là Trạng nguyên trẻ tuổi nhất của lịch sử nước ta.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy tìm các danh từ có trong câu sau: “Vừa bước ra khỏi ô tô, anh thấy một bé gái đang lặng lẽ khóc bên vỉa hè.”
Câu 2:
Em hãy tìm động từ theo nghĩa dưới đây và đặt câu với động từ vừa tìm được:
chảy nước mắt do đau đớn, khó chịu hay xúc động mạnh |
Câu 3:
Cho các từ: thước kẻ, vở, vui vẻ, cặp sách. Em hãy chỉ ra từ không cùng nhóm với các từ còn lại và đặt câu với từ đó:
Câu 4:
Nghe – viết
CAU
(Trích)
Nơi cho mây dừng nghỉ
Để đi bốn phương trời
Nơi chim về ấp trứng
Nở những bài ca vui.
Tai lắng tiếng ríu ran
Thoảng thơm trong hơi thở
Chắc chim mới ra ràng
Ồ! Hoa cau đang nở!
Đặng Hấn
Câu 5:
Tìm động từ có trong mỗi câu sau:
a) Cây mai tứ quý là món quà bố em mua tặng ông nội.
b) Trên triền đê, bọn trẻ đang chơi thả diều.
Câu 6:
Tập làm văn
Em hãy viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia góp phần giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
về câu hỏi!