Câu hỏi:
23/11/2024 33Đọc đoạn văn sau:
CHẬM VÀ NHANH
Sang học kì mới, cô giáo góp ý với lớp nên lập ra những đôi bạn cùng tiến. Dũng nhìn Minh, nhìn lại bản nhận xét. Ở đó, thật ít lời khen.
Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều.
Mẹ nói, ngày bé, Minh bị một tai nạn, cánh tay phải của cậu bị ảnh hưởng. Vì vậy, Minh không được nhanh nhẹn như bạn bè.
“Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt. Nhai chậm để nghiền kĩ thức ăn, đi chậm để tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn chậm thì mình phải giúp bạn để bạn tiến bộ hơn chứ.” – Dũng thầm nghĩ.
Các bạn trong lớp đang nhao nhao chọn bạn cho mình. Dũng giơ tay:
– Em xin được học cùng với bạn Minh.
Không riêng gì Minh, cả lớp lẫn cô giáo đều nhìn Dũng. Dũng nói:
– Mẹ em nói em nhanh ẩu đoảng, làm gì cũng mau mau chóng chóng cho xong. Em mong được bạn Minh giúp em chậm lại.
Cho đến lúc về, đôi lần Dũng thấy Minh đang lén nhìn mình. Đột nhiên cậu ta lên tiếng:
– Cảm ơn cậu.
– Sao cậu lại cảm ơn tớ?
– Vì cậu đã chọn tớ. Tớ cứ nghĩ sẽ không ai chịu học với tớ.
Dũng cười:
– Tớ phải cảm ơn cậu mới đúng. Vì cậu đã cho tớ cơ hội được giúp đỡ người bạn tớ yêu quý.
Theo Những hạt giống tâm hồn
Minh là một cậu bé như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
B. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Vì lí do nào, Dũng xin được học cùng Minh?
Lời giải của GV VietJack
C. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt.
Câu 3:
Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì?
Lời giải của GV VietJack
D. Cần đối xử tốt, đoàn kết yêu thương giúp đỡ bạn bè, cùng nhau phấn đấu học tập tốt.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào bức tranh sau, viết một câu nêu hoạt động và chỉ ra động từ trong câu:
Câu 2:
Gạch chân vào các tính từ có trong đoạn văn sau:
Cô bé không đáp lời, nhìn ra mặt hồ xa xa. Mặt hồ lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng... Đàn vịt vẫn nhởn nhơ trôi. Chúng không ngờ một tai hoạ đường rình rập chúng.
(Trích “Con sóng lan xa” – Lê Minh)
Câu 3:
Em hãy gạch chân vào các động từ có trong đoạn văn sau và đặt câu với một động từ chỉ hoạt động:
Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Chẳng mấy chốc, khói bếp đã um lên. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô.
(Theo Tô Hoài)
Câu 4:
Tập làm văn
Em hãy viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia cùng bạn bè.
Câu 5:
Nghe – viết
THUYỀN GIẤY
(Trích)
Bé trên bờ với xuống
Thả con thuyền trắng tinh
Thuyền giấy vừa chạm nước
Đã hối hả trôi nhanh
Bé nhìn thuyền lênh đênh
Tưởng mình ngồi trên ấy
Mỗi đám cỏ thuyền hoa
Là một làng xóm đấy!
Phạm Hổ
Câu 6:
Em hãy gạch chân vào các danh từ trong câu ca dao và xếp vào nhóm thích hợp:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
- Danh từ riêng:
- Danh từ chung:
về câu hỏi!