Câu hỏi:
24/11/2024 12Tập làm văn
Em hãy viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện đã nghe, đã đọc.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Luyện tập (
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, nêu lí do em thích một câu chuyện đã nghe, đã đọc, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về câu chuyện: Tên câu chuyện: “Bó đũa”.
Triển khai:
- Lí do yêu thích câu chuyện: (1) Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình. (2) Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau.
- Dẫn chứng: (1) Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. (2) Chi tiết “người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng” thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình.
Kết thúc
- Khẳng định lại ý kiến của em đối với câu chuyện.
Bài làm tham khảo
Ngay từ ngày bé, em đã được nghe mẹ kể câu chuyện “Bó đũa”. Đó là câu chuyện em thích nhất về tình cảm gia đình. Câu chuyện kể về một người cha đã dạy cho các con của mình biết hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. Bằng bài học về chiếc bó đũa, người cha đã khuyên các con rằng: “Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Thế nên anh em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc và đoàn kết với nhau”. Chính những lời dạy ấy đã mang đến cho các con những bài học quý giá trong cuộc sống, về sự đoàn kết sẽ làm được mọi thứ không thể, bài học biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau. Nhân vật người cha đóng vai trò quan trọng trong cả câu chuyện. Nhờ có nhân vật này mà tình cảm của các anh em đã được gắn kết. Em còn đặc biệt ấn tượng với chi tiết “người cha thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng”. Chi tiết này đã thể hiện rõ sự thất bại, yếu đuối khi chỉ đơn lẻ một mình. Dù được nghe đã lâu nhưng câu chuyện vẫn luôn có dấu ấn khó phai trong lòng em.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Em hãy cho biết tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau:
Theo kế hoạch, năm mới 2012 sẽ có cầu truyền hình Hà Nội – Huế – Thành phố Hồ Chí Minh. |
Câu 3:
Em hãy thêm chủ ngữ cho các câu văn dưới đây:
a) ...........................giúp em kẻ những dòng kẻ ngay ngắn, thẳng hàng.
b) ................................. chăm chỉ theo mẹ tìm giun.
Câu 4:
Gạch chân vào từ không cùng nhóm và đặt câu với từ đó:
a) ăn, chạy, đàn gà, ngủ.
b) đàn cò, cánh đồng, con trâu, cày.
Câu 5:
Nghe – viết
CÂY GẠO
(Trích)
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo Vũ Tú Nam
Câu 6:
Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ:
a) Chùa Một Cột nằm ở trung tâm Hà Nội.
b) Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn màng.
về câu hỏi!