Câu hỏi:
24/11/2024 62Đọc đoạn văn sau:
CHÍNH TÔI CÓ LỖI
Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác. Các học sinh trường quân sự được phân công trực gác hằng ngày. Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin, được cử làm nhiệm vụ trực gác. Anh ta cản đường Lê-nin không cho vào và nghiêm nghị nói:
– Xin đồng chí cho xem giấy ra vào!
– Nhưng kia là cửa nhà tôi! – Lê-nin sửng sốt giơ tay chỉ.
– Tôi không biết. – Người gác cửa trả lời. – Tôi được lệnh không cho ai đi qua nếu không có giấy ra vào.
Lê-nin không tranh cãi, trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về phòng mình. Khi giao ban, anh học sinh quân báo cáo với đồng chí chỉ huy về việc đó. Tất nhiên, cả Sở chỉ huy đều biết câu chuyện ấy. Đồng chí chỉ huy nghiêm giọng hỏi anh học sinh quân:
– Cậu có biết cậu không cho ai vào không?
– Tôi không biết.
– Chủ tịch Hội đồng Ủy viên nhân dân Lê-nin đấy!
Anh học sinh quân đỏ mặt và bối rối. Ngay lúc đó, anh chạy đến xin lỗi Lê-nin. Lê-nin bình tĩnh và nghiêm trang nghe anh nói, duy trong khóe mắt lấp lánh những đốm lửa tươi vui. Nghe xong, Lê-nin ôn tồn nói:
– Không, đồng chí không có lỗi gì cả. Chỉ thị của chỉ huy trưởng là pháp lệnh. Chẳng lẽ tôi là Chủ tịch mà lại có thể vi phạm pháp lệnh hay sao? Chính tôi có lỗi, còn đồng chí đã giải quyết đúng.
(Theo Bô-rít Pô-lê-vôi)
Vì sao anh học sinh quân không để Lê-nin đi qua trạm gác?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Vì Lê-nin không có giấy ra vào.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Vì sao khi nghe anh học sinh quân xin lỗi, trong khóe mắt Lê-nin lại “lấp lánh những ánh lửa tươi vui”?
Lời giải của GV VietJack
B. Vì thấy anh học sinh quân đã chấp hành pháp lệnh rất nghiêm túc.
Câu 3:
Câu chuyện muốn nói lên điều gì là chủ yếu?
Lời giải của GV VietJack
B. Lê-nin rất tôn trọng nội quy chung.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống sau:
|
|
Sở Giáo dục và đào tạo |
|
|
Nhà xuất bản Kim Đồng |
|
|
Hội bảo trợ trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh |
|
|
Hội chữ thập đỏ Việt Nam |
Câu 4:
Dựa vào các bức tranh sau, em hãy đặt câu có sử dụng trạng ngữ:
a)
b)
Câu 5:
Em hãy xác định câu chủ đề của đoạn sau:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đóm con gà, con chó cũng vàng mượt.
Câu 6:
Nghe – viết
TỨC CẢNH PÁC BÓ
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Hồ Chí Minh
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 20)
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 CTST có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)
Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!