Câu hỏi:
24/11/2024 30Đọc đoạn văn sau:
HỌC ĐÀN – HÃY HỌC IM LẶNG
Bét-tô-ven (1770 – 1825) là nhạc sĩ thiên tài người Đức. Ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc. Mỗi ngày, Bét-tô-ven phải học 12 tiếng với đủ các loại đàn. Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng La tinh và các kiến thức phổ thông khác. Cậu đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào… Bet-tô-ven đã thực sự bỏ mọi trò chơi trẻ nhỏ để học đàn.
Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Trong tuần học đầu tiên, thầy giáo dạy cậu tính kiên nhẫn. Suốt cả tuần, thầy chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc. Bét-tô-ven đánh nốt nhạc, âm thanh vang lên. Thầy hỏi:
– Con thấy âm thanh lan xa tới đâu?
– Con không thấy ạ!
– Con đánh lại đi và cố gắng nghe xem âm thanh này lan tỏa tới đâu.
Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Cậu cảm thấy âm thanh dường như lan xa ra tận ô cửa sổ, điều mà xưa nay cậu chưa từng thấy. Điều mới mẻ này khiến cậu phấn chấn. Cậu đánh tiếp nốt nhạc, lần này dường như nó lan tỏa xa hơn ô cửa sổ, nó hòa với bầu trời ngoài kia. Thầy giáo gật đầu:
– Âm thanh của con đã tìm được sự tự do rồi! Hãy ghi nhớ: Mọi bản nhạc đều được sáng tạo ra trong sự tĩnh lặng sâu nhất của tâm hồn. Hãy học sự im lặng đầu tiên.
Năm 8 tuổi, sau hàng trăm đêm miệt mài tập đàn. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng. Sau buổi biểu diễn, khán giả đã phải trầm trồ: Đúng là cậu bé có nghị lực tập luyện. Không lâu sau, ông đã trở thành thần đồng âm nhạc thế giới.
Uyên Khuê
Cậu bé Bét-tô-ven trong câu chuyện đã phải khổ luyện như thế nào mới thành tài?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Tại sao thầy giáo lại chỉ dạy cậu một nốt nhạc trong suốt tuần học đầu tiên?
Lời giải của GV VietJack
D. Vì thầy giáo muốn cậu cảm nhận được sự lan tỏa của âm thanh.
Câu 3:
Nội dung câu chuyện này là gì?
Lời giải của GV VietJack
A. Ca ngợi cậu bé Bét-tô-ven đã kiên trì khổ luyện hi sinh cả tuổi thơ tập luyện
đàn để thành tài.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Gạch chân vào các động từ có trong đoạn văn sau:
Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt.
Câu 2:
Em hãy tìm chủ ngữ của mỗi câu sau và đặt câu hỏi cho bộ phận vừa tìm được:
a) Nguyễn Phan Hách là một nhà văn Việt Nam.
b) Mi cao hơn Nga nửa cái đầu.
c) Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh.
Câu 3:
Tìm thành phần thứ nhất trong đoạn văn sau:
Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới... Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.
Theo Minh Chuyên
Câu 4:
Em hãy sử dụng dấu ngoặc đơn để viết lại câu sau:
Khẩu phần ăn của cú tuyết Bắc Cực chủ yếu là những con chuột Lơ-min một loại động vật gặm nhấm nhỏ sống ở vùng khí hậu lạnh giá. |
Câu 5:
Nghe – viết
CON SÓNG LAN XA
(Trích)
Ngay từ sáng sớm, khi cô bé còn ở trong giường ấm, đàn vịt trời đi ăn đêm đã bay về bập bềnh trên hồ nước. Lúc cô bé dạo chơi thơ thẩn ven hồ nắng bắt đầu lên, sương mù tan dần, đứng trong bờ đã nhìn rõ dân vịt đương bơi lại gần nơi người ở.
Cô bé chạy thoát về nhà gọi anh:
– Anh ra mà xem, nhanh lên! Hôm nay, vịt bắt đầu về nhiều lắm, rất là đẹp nhá!
Theo Lê Minh
Câu 6:
Tập làm văn
Em hãy viết bài văn tả một con vật trong vườn bách thú.
về câu hỏi!