Câu hỏi:
24/11/2024 27Đọc đoạn văn sau:
BÉ NA
Nhiều buổi sáng sớm, tôi đều thấy một cậu bé khoảng 9 – 10 tuổi đội chiếc mũ đỏ đã bạc màu, khoác cái bao trên vai đi thẳng đến sọt rác để trước nhà bé Na. Cậu ngồi xuống và nhặt các thứ để trên sọt rác vào bao.
Nhà bé Na sao có nhiều vỏ lon bia thế nhỉ? Tôi tự hỏi như vậy.
Tình cờ vào một buổi tối, tôi thấy bé Na xách một túi ni lông ra đặt trên sọt rác rồi đi vào nhà. Tò mò, tôi lại xem. Trong túi ni lông là chiếc dép nhựa hồng, mấy mảnh nhôm, nhựa, mấy vỏ chai và vài thứ lặt vặt khác. Sau đó tôi còn thấy nhiều lần bé Na làm như vậy vào buổi tối.
Sao thế nhỉ? Sao cô bé này lại không bán những thứ nhặt được hay đổi kem như bao đứa trẻ khác vẫn làm?
Một lần bé sang nhà tôi chơi, tôi thân mật hỏi bé:
– Cháu muốn làm cô tiên giúp cậu bé nhặt nhôm nhựa đấy hả? Bé tròn xoe mắt ngạc nhiên nhìn tôi:
– Sao bác biết ạ?
– Bác biết hết. Này nhé, hằng đêm, có một cô tiên đẹp như bé Na mang những thứ nhặt nhạnh được để trên sọt rác để sáng sớm hôm sau có một cậu bé lại nhặt mang đi, có đúng không nào?
Bé cười bẽn lẽn và nói:
– Bạn ấy mồ côi mẹ đấy ạ.
Bé chạy đi còn ngoái đầu lại nói với tôi:
– Bác không được nói cho ai biết đấy nhé!
Từ hôm đó, tôi cũng gom những thứ nhặt nhạnh được bỏ vào một túi ni lông và ban đêm đem đặt lên sọt rác trước nhà.
(Theo Lê Thị Lai)
Cậu bé đội mũ đỏ thường làm gì vào các buổi sáng?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Nhặt các thứ trên sọt rác, bỏ vào bao.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Vì sao Na đem những thứ nhặt được bỏ vào sọt rác cho cậu bé lấy đi?
Lời giải của GV VietJack
C. Vì Na thương cậu bé mồ côi mẹ phải đi nhặt đồ cũ để bán lấy tiền.
Câu 3:
Việc làm của tác giả ở cuối truyện giúp em hiểu được điều gì?
Lời giải của GV VietJack
B. Việc làm thể hiện lòng nhân hậu được người khác noi theo.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nghe – viết
BẦM ƠI!
(Trích)
Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Tố Hữu
Câu 2:
Tập làm văn
Em hãy viết thư cho một người thân ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình gia đình của em
Câu 3:
Em hãy tìm chủ ngữ hoặc vị ngữ phù hợp thay cho mỗi bông hoa sau:
Mùa xuân . chiếu xuống mặt đất. hòa giọng hót véo von. Những khóm hoa .
|
|
|
|
Câu 4:
Điền trạng ngữ phù hợp vào mỗi câu sau:
a) ........................... , bà tôi đã làm việc ngoài cánh đồng.
b) ........................... , mẹ đang làm món sườn xào chua ngọt yêu thích cho tôi.
Câu 5:
Em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 4 – 5 câu) nói về sở thích hoặc ước mơ của em, trong đó có sử dụng trạng ngữ:
Câu 6:
Em hãy sử dụng dấu ngoặc kép để viết lại câu sau:
Từ thuở ấu thơ, tôi đã có tạp chí Văn tuổi thơ, báo Nhi đồng làm bạn đồng hành. |
về câu hỏi!