Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một bài văn, miêu tả cây đa làng em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu cây đa mà em muốn tả.
Triển khai:
- Tả bao quát cây đa: (1) Cụ đa cao lắm có khi phải hơn 5m, cây cao hơn tất cả mọi cây cổ thụ khác ở trong làng. (2) Thân cây xù xì, to đến phải bằng ba cái cột đình.
- Tả chi tiết cây đa: (1) Lớp vỏ bên ngoài thân khô khốc, cứng và dày, nứt ra thành từng rãnh lớn. Trông chẳng khác gì đồng ruộng vào lúc hạn hán vậy. (2) Rễ cây đa đâm sâu xuống lòng đất, nhưng vẫn còn một phần khá lớn nhấp nhô ở bên trên. Từng sợi rễ to như bắp tay, cuộn lên, như những con trăn lớn bò lổm ngổm. (3) Tán lá đa rất rộng, nhưng không được dày như cây bàng cây si. (4) Những chiếc lá đa xanh mướt, đan xen nhau tạo thành chiếc ô khổng lồ. (5) Từ những cành ở thấp, lại mọc ra những sợi rễ dài, cắm thẳng xuống đất, giống hệt như những sợi dây đàn lia trong thần thoại.
- Lợi ích của cây đa: (1) Cây đa có thể cung cấp gỗ. (2) Cây đa mang ý nghĩa tinh thần vô cùng to lớn đối với làng quê. (3) Gốc cây đa trước cổng làng là cột mốc, là biểu tượng của quê hương trong lòng mỗi người dân. (4) Cây đa là nơi đám trẻ hẹn nhau đi đến trường, là nơi những cô bác nông dân ngồi nghỉ khi đi ra đồng.
Kết thúc
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của em về cây đa.
Bài làm tham khảo
Trước cổng làng em có một cây đa rất lớn. Cây đa ấy đã rất già rồi, mọi thế hệ già trẻ trong làng đều biết đến và gọi bằng cái tên thân mật là cụ đa.
Cụ đa cao lắm có khi phải hơn 5m, cây cao hơn tất cả mọi cây cổ thụ khác ở trong làng. Thân cây xù xì, to đến phải bằng ba cái cột đình. Lớp vỏ bên ngoài thân khô khốc, cứng và dày, nứt ra thành từng rãnh lớn. Trông chẳng khác gì đồng ruộng vào lúc hạn hán vậy. Nhắc đến cây đa, phải kể đến bộ rễ hoành tráng của nó. Rễ cây đa đâm sâu xuống lòng đất, nhưng vẫn còn một phần khá lớn nhấp nhô ở bên trên. Từng sợi rễ to như bắp tay, cuộn lên, như những con trăn lớn bò lổm ngổm. Chính chúng tạo thành hàng ghế tự nhiên cho lũ trẻ con ngồi chơi, và là nơi cho mọi người hẹn nhau, tụ tập. Không chỉ vậy, những rễ cây ấy cuộn lên, chồng lên nhau còn tạo ra những cái hốc sâu, là nơi sinh sống của những chú chim, sóc nhỏ. Tán lá đa rất rộng, nhưng không được dày như cây bàng cây si. Những chiếc lá đa xanh mướt, đan xen nhau tạo thành chiếc ô khổng lồ. Tuy tán thưa, nhưng cây vẫn tạo ra được một vùng bóng mát rượi, che chở cho bao người qua lại. Đặc biệt, từ những cành ở thấp, lại mọc ra những sợi rễ dài, cắm thẳng xuống đất, giống hệt như những sợi dây đàn lia trong thần thoại.
Cây đa vốn là cây cổ thụ, có thể cung cấp gỗ. Nhưng chẳng bao giờ người ta lại chặt cây đa để lấy gỗ cả, thường chỉ lấy gỗ của những cây đã già và chết thôi. Bởi cây đa mang ý nghĩa tinh thần vô cùng to lớn đối với làng quê. Gốc cây đa trước cổng làng là cột mốc, là biểu tượng của quê hương trong lòng mỗi người dân. Mỗi khi đi đâu, cây đa là người cuối cùng đưa tiễn họ, và khi trở về, cây đa là người đầu tiên chào đón. Cây đa là nơi đám trẻ hẹn nhau đi đến trường, là nơi những cô bác nông dân ngồi nghỉ khi đi ra đồng. Gốc cây đa đã đi vào trái tim người dân làng quê em như thế đó.
Mỗi năm, mưa nắng luân chuyển, cây đa vẫn tươi xanh và sừng sững ở nơi đó. Là điểm tựa tinh thần cho biết bao người con xa quê. Dù thời gian trôi qua bao lâu, thì cây đa vẫn sẽ mãi trường tồn như thế, giống như tình yêu quê hương mãi chẳng cạn đi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Gạch chân vào các tính từ có trong đoạn văn sau:
Ánh nắng lướt đi rất nhanh, đổi màu thoăn thoắt: vàng ruộm trên cánh đồng thơm nồng mùa gặt, nâu sẫm trên luống đất vừa gieo hạt, đỏ rực trên mái ngói, xanh mướt trên những vườn cây um tùm,...
(Theo Ngọc Minh)
Câu 4:
Tìm câu chủ đề trong đoạn văn dưới đây và cho biết câu đó nằm ở vị trí nào trong đoạn:
Những bác ong vàng cần cù tìm bắt từng con sâu trong ngách lá. Kia nữa là họ hàng nhà ruồi trâu có đuôi dài như đuôi chuồn chuồn, đó chính là những “hiệp sĩ” diệt sâu róm. Lại còn những cô cậu chim sâu ít nói, chăm chỉ. Những bác cóc già lặng lẽ, siêng năng. Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.
(Theo Vũ Tú Nam)
Câu 5:
Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ:
a. Con sông Kiến Giang chảy qua làng An Xá, quê hương của Đại tướng.
b. Hội đua thuyền là lễ hội nổi tiếng của vùng quê ven sông Kiến Giang.
Câu 6:
Nghe – viết
MÍT TINH MỪNG ĐỘC LẬP
(Trích)
Mọi người như dậy lên. Ai cũng muốn cất tiếng hát, nhưng không biết hát bài gì. Bấy giờ, không có một bài hát nào đủ cho con người được hả hê mừng ngày chấm dứt đời nô lệ. Thế là mạnh ai nấy hét, vừa hét, vừa giơ cao tay vẫy cờ. Rồi tất cả cùng cất tiếng hoà theo. Đó là một bài hát không được soạn trước, một bài hát không lời, phát ra từ sức mạnh trong lồng ngực của mỗi người. Một bài hát không thể hát lại lần thứ hai mà vang mãi với đời người.
Theo Nguyễn Quang Sáng
về câu hỏi!