Câu hỏi:
24/11/2024 113Đọc đoạn văn sau:
VIẾNG LÊ-NIN
Mát-xcơ-va, tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông nước Nga. Khí trời lạnh dưới 40 độ âm. Lê-nin vừa mất được mấy hôm.
Một sáng, phòng số 8 khách sạn Luých có tiếng gõ cửa nhẹ. Một thanh niên gầy gò, đầu đội mũ cát-két, mình mặc chiếc áo mỏng mùa thu, tay xách một va-li bé tí bước vào nói:
– Tôi là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Tôi vừa ở Pa-ri đến. Nhờ các đồng chí hướng dẫn tôi đi viếng Lê-nin.
Mấy đồng chí người Pháp và I-ta-li-a trong phòng đều khuyên anh đợi đến ngày mai có áo ấm hãy đi. Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình. Ai cũng cho rằng thế là anh chịu nghe rồi.
Ngoài trời lúc này, tuyết tạm ngừng rơi, lạnh như cắt ruột. Rét quá! Tiết trời như cũng chia buồn với lòng người.
Khoảng mười giờ đêm, phòng số 8 lại có tiếng gõ cửa nhẹ. Cửa mở. Vẫn là người thanh niên trong bộ quần áo mỏng mùa thu. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét. Anh vừa nói vừa run cầm cập:
– Tôi vừa đi viếng Lê-nin về. Tôi không thể chờ đến ngày mai mới viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. Các đồng chí có nước chè nóng không?
Theo Giéc-ma-nét-tô
Chú giải:
– Lê-nin (1870 – 1924): lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga, người sáng lập ra liên bang Xô-viết.
– Mát-xcơ-va : thủ đô nước Nga.
– Khách sạn Luých: tên một khách sạn ở Mát-xcơ-va.
– Pa-ri : thủ đô nước Pháp.
Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 khách sạn Luých để làm gì?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a hướng dẫn đi viếng Lê-nin.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Vì sao Nguyễn Ái Quốc vẫn đi viếng Lê-nin ngày hôm ấy?
Lời giải của GV VietJack
D. Vì anh rất thương tiếc Lê-nin.
Câu 3:
Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về người thanh niên Nguyễn Ái Quốc?
Lời giải của GV VietJack
B. Đó là một người giàu tình cảm và kính trọng Lê-nin.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy sử dụng dấu gạch ngang để viết lại câu sau:
Tối nay sẽ có cầu truyền hình nối ba điểm Hà Nội Huế Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 2:
Gạch chân vào từ không cùng nhóm và đặt câu với từ đó:
a) ôm, bao la, hùng vĩ, thênh thang.
b) trâu, gà, cười, mèo.
Câu 3:
Nghe – viết
ĐÁNH TAM CÚC
(Trích)
– Quân này mày được
Quân này tao chui!
Mèo ta phổng mũi
“Ngoao ngoao” một hồi.
– Quân này mày chui
Quân này tao được!
Mèo bỗng dỏng tai
Mắt xanh như nước.
Trần Đăng Khoa
Câu 5:
Dùng dấu “/” để ngăn cách các thành phần câu và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ, “TN” dưới trạng ngữ:
a) Tháng Chạp, cam chín vàng tươi.
b) Vì có vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng, Tây Bắc đã trở thành điểm đến của nhiều
khách du lịch trong và ngoài nước.
Câu 6:
Em hãy tìm danh từ trong các câu sau và xếp chúng vào hai nhóm: danh từ riêng và danh từ chung:
Bố mẹ và chị xuống Phiêng Quảng làm ruộng. Hôm nay, A Lềnh chở ngô xuống cho bố mẹ.
(Theo Tô Hoài)
Danh từ chung |
Danh từ riêng |
|
|
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 20)
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 CTST có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)
Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!