Câu hỏi:
24/11/2024 62Tập làm văn
Em hãy tưởng tượng đoạn kết mới cho truyện cổ tích “Sọ dừa”.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một bài văn, tưởng tượng cái kết mới cho câu chuyện “Sọ dừa”, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu câu chuyện mà em muốn tưởng tượng: Sọ dừa.
Triển khai:
- Gặp mọi người, chàng tỏ vẻ buồn tủi vì không tìm thấy vợ.
- Nhìn vẻ mặt buồn rầu của chàng, phú ông và hai cô chị liền đến an ủi chàng.
- Hai cô chị thì đưa mắt nhìn nhau, thầm mừng cho mục đích của mình đã thành công tốt đẹp. Nhưng họ vẫn giả vờ khóc lóc, thương cho cô em mút của mình.
- Sọ Dừa gọi vợ từ trong buồng bước ra.
- Hai cô chị tưởng hồn ma cô út hiện về. Họ rú lên.
- Cô út ôm cha thật chặt và nàng kể cho cha nghe âm mưu định cướp chồng của hai chị gái.
- Nghe chuyện, Phú ông vô cùng tức giận, định đánh hai đứa con gái lớn nhưng nàng út xin cha tha cho các chị. Sau chuyện đó, hai cô chị đã thay đổi tính nết.
- Ít lâu sau, cô út sinh hạ được một bé trai. Từ đó, ngôi nhà của Sọ Dừa lúc nào cũng đầy ắp tiếng nói, tiếng cười.
Kết thúc:
- Nêu cảm nghĩ của em về điều đã tưởng tượng ra.
Bài làm tham khảo
Cứu được vợ rồi, Sọ Dừa rất vui. Hai vợ chồng mừng mừng tủi tủi ôm lấy nhau. Nhưng khi về đến nhà, Sọ Dừa không đưa vợ ra gặp mặt mọi người mà chàng giấu vợ trong buồng.
Gặp mọi người, chàng tỏ vẻ buồn tủi vì không tìm thấy vợ. Nhìn vẻ mặt buồn rầu của chàng, phú ông và hai cô chị liền đến an ủi chàng. Phú ông nói: “Con à, con đã đỗ trạng nguyên. Giờ đây đáng lẽ vợ chồng con phải vui mừng đoàn tụ, con gái út ta số phận thật hẩm hiu, chẳng chờ được ngày con vinh quy bái tổ. Hẳn dưới suối vàng, nó cũng mừng cho con. Thôi, con hãy bớt đau buồn”. Phú ông nhìn con rể mà lòng buồn rười rượi. Ông thấy thương cho con rể và cô con gái út vốn đẹp người đẹp nết. Còn hai cô chị thì đưa mắt nhìn nhau, thầm mừng cho mục đích của mình đã thành công tốt đẹp. Nhưng họ vẫn giả vờ khóc lóc, thương cho cô em mình số phận hẩm hiu và trách Sọ Dừa sao lâu trở về, khiến em gái mình sầu muộn. Nhìn họ khóc lóc mà Sọ Dừa càng thêm ghét. Chàng thấy họ thật đáng sợ. Để cho hai cô chị diễn xong màn kịch của người chị thương em gái thì Sọ Dừa mới gọi vợ từ trong buồng bước ra. Nhìn thấy cô út, hai người chị đờ cả người. Họ tưởng hồn ma cô út hiện về. Họ rú lên. Nhưng cô út từ tốn đi lại: “Các chị đừng sợ. Em đã không chết, nhờ các thứ chồng em dặn đem cho nên đã thoát nạn”. Phú ông nhìn thấy con gái, mừng rỡ chạy đến, ôm chầm lấy con. Cô út ôm cha thật chặt và nàng kể cho cha nghe âm mưu định cướp chồng của hai chị gái. Nghe xong câu chuyện, Phú ông vô cùng tức giận, định đánh hai đứa con gái lớn nhưng nàng út xin cha tha cho các chị. Trước tấm lòng vị tha và nhân hậu của cô út, hai người chị vô cùng xấu hổ. Họ hứa sẽ thay đổi tính tình.
Từ đó, vợ chồng Sọ Dừa sống hạnh phúc. Ít lâu sau, cô út sinh hạ được một bé trai. Từ đó, ngôi nhà của Sọ Dừa lúc nào cũng đầy ắp tiếng nói, tiếng cười. Có thể thấy, đây là kết thúc viên mãn cho câu chuyện “Sọ dừa”.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đặt câu:
a) Sử dụng biện pháp nhân hóa:
b) Sử dụng dấu gạch ngang để nối các từ ngữ trong một liên danh:
Câu 4:
Em hãy tìm các tính từ có trong hai khổ thơ sau:
Giàn gấc đan lá
Xanh một khoảng trời
Gió về gió quạt
Mát chỗ em ngồi...
Trái gấc xinh xinh
Chín vàng nắng đỏ
Bao nhiêu Mặt Trời
Ngủ say trong đó.
(Đặng Vương Hưng)
Câu 5:
Em hãy gạch chân vào thành phần thứ nhất trong các câu sau:
Bà kể tôi nghe chuyện “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Cây tre trăm đốt”, “Đôi hài bảy dặm”,... Chú tôi lại thích kể chuyện “Tôn Ngộ Không” và một số chuyện trong “Nghìn lẻ một đêm”.
Câu 6:
Nghe – viết
BẦM ƠI!
(Trích)
Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Tố Hữu
về câu hỏi!