Câu hỏi:
25/11/2024 13Tập làm văn
Em hãy viết bài văn thuật lại một việc làm tốt mà em hoặc bạn bè, người thân,... đã làm.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một bài văn, thuật lại một việc làm tốt mà em hoặc bạn bè, người thân,... đã làm, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về hoạt động đó: Em đã gửi gắm chút tình cảm yêu thương của mình tới các bạn học sinh vùng cao.
Triển khai:
- Lí do có hoạt động đó: (1) Năm nay, sau dịp nghỉ Tết, trường em đã phát động phong trào ủng hộ học sinh vùng cao. (2) Cô tổng phụ trách phổ biến rằng mỗi bạn học sinh trong trường có thể đóng góp bằng hai cách: đóng góp bằng những đồ vật cụ thể: quần áo cũ, cặp sách cũ, đồ dùng học tập…; hoặc đóng góp bằng số tiền nho nhỏ được rút ra từ số tiền mừng tuổi của mỗi người.
- Các việc làm cụ thể của em: (1) Bản thân em thích đóng góp từ những hiện vật cụ thể. Nên em đã chuẩn bị rất nhiều “món quà” tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng tấm lòng của em. (2) Em đã trích một số tiền nho nhỏ đề mua những món đồ dùng học tập như: bút chì, thước kẻ và tẩy... (3) Ngoài ra, em cũng thu gom một số bộ quần áo mà mình không mặc nữa nhưng vẫn còn rất mới, giặt sạch sẽ và gấp gọn gàng. (3) Mẹ cũng giúp em chuẩn bị. Hai mẹ con vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ.
- Tình cảm của em khi thực hiện các hoạt động đó: (1) Em hy vọng rằng những món quà này sẽ giúp đỡ phần nào cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. (2) Trong tương lai, các bạn sẽ trở thành những người có ích cho xã hội.
Kết thúc
- Khẳng định lại suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
Bài làm tham khảo
Mỗi người trong đời chắc chắn đều từng làm được một việc tốt. Em cũng vậy. Em đã gửi gắm chút tình cảm yêu thương của mình tới các bạn học sinh vùng cao.
Năm nay, sau dịp nghỉ Tết, trường em đã phát động phong trào ủng hộ học sinh vùng cao. Cô tổng phụ trách phổ biến rằng mỗi bạn học sinh trong trường có thể đóng góp bằng hai cách. Đầu tiên, chúng em có thể đóng góp bằng những đồ vật cụ thể như quần áo cũ, cặp sách cũ, đồ dùng học tập… Thứ hai, chúng em có thể đóng góp bằng số tiền nho nhỏ được rút ra từ số tiền mừng tuổi của mỗi người.
Bản thân em thích đóng góp từ những hiện vật cụ thể. Nên em đã chuẩn bị rất nhiều “món quà” tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng tấm lòng của em. Em đã trích một số tiền nho nhỏ đề mua những món đồ dùng học tập như: bút chì, thước kẻ và tẩy... Ngoài ra, em cũng thu gom một số bộ quần áo mà mình không mặc nữa nhưng vẫn còn rất mới, giặt sạch sẽ và gấp gọn gàng.
Tất cả những món quà ấy đều được em cho vào túi cẩn thận và đem đến trường nộp lại cho cô giáo. Mẹ cũng giúp em chuẩn bị. Hai mẹ con vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ. Em kể cho mẹ nghe về công việc học tập ở lớp. Nghe thấy giọng của mẹ là em biết rằng chắc chắn mẹ đang rất vui. Em hy vọng rằng những món quà này sẽ giúp đỡ phần nào cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Chắn hẳn, nhờ những món quà nhỏ đó mà các bạn nhỏ đó có thể tiếp tục học tập như em và thực hiện được ước mơ của mình. Trong tương lai, các bạn sẽ trở thành những người có ích cho xã hội.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” – đó là những lời ca ý nghĩa trong bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nó như thúc giục em làm nhiều việc tốt hơn nữa, những việc làm tuy nhỏ bé nhất cũng góp phần tạo nên xã hội tốt đẹp hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Một số danh từ riêng trong đoạn thơ dưới đây chưa được viết hoa, em hãy viết lại cho đúng:
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo giàng
Nhớ sông lô, nhớ phố ràng
Nhớ từ cao – lạng nhớ sang Nhị Hà...
Câu 3:
Cho các từ: lấp lánh, mịn màng, đỏ, xinh đẹp, nhanh nhẹn
a) Các từ trên thuộc nhóm từ loại nào?
b) Viết thêm 3 từ cùng loại từ đó.
Câu 4:
Nghe – viết
ÔNG YẾT KIÊU
(Trích)
Thời nhà Trần có một người tên là Yết Kiêu, sức khoẻ phi thường. Đặc biệt, ông bơi lội rất tài. Mỗi lần ông lặn xuống biển, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên.
Theo Vũ Nguyên Hanh
Câu 5:
Em hãy viết thêm hình ảnh nhân hóa để hoàn thành các câu sau:
a) Hoàng hôn là lúc ............................... xuống núi đi ngủ.
b) Mỗi buổi sáng ................................ đều cất tiếng gáy gọi mọi vật thức dậy.
Câu 6:
Tìm:
CUỐI HÈ
Cuối hè mây trắng
Đi tìm ca dao
Mưa dông mưa rào
Đi tìm ruộng hạn
Trái bòng rám nắng
Đi tìm mắt em
Cành phượng im lìm
Đi tìm lá biếc
Dòng sông trong vắt
Tìm cánh buồm xa
Có bác trâu già
Đi tìm bóng mát
Gió buông câu hát
Đi tìm bờ tre
Mùa cạn mùa hè
Em mơ đến lớp.
(Nguyễn Lãm Thắng)
Danh từ chỉ người |
Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên |
|
|
về câu hỏi!