Câu hỏi:
25/11/2024 13Tập làm văn
Em hãy viết đoạn văn nêu lí do em yêu thích một câu chuyện trong sách giáo khoa lớp 4.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, nêu lí do em thích một câu chuyện trong sách giáo khoa lớp 4, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về câu chuyện: Câu chuyện: “Về thăm bà” của nhà văn Thạch Lam.
Triển khai:
- Lí do yêu thích câu chuyện: (1) Là câu chuyện ý nghĩa về tình cảm bà cháu – tình cảm gia đình. (2) Cả câu chuyện kể về một chuyến về thăm bà của một người cháu xa nhà đã lâu.
- Dẫn chứng: (1) Theo chân nhân vật Thanh bước vào nhà bà, em như cảm nhận được tâm hồn bình yên đến lạ kì của người cháu ấy. (2) Về với bà, Thanh được đến với miền không gian bình yên, mát mẻ, dịu dàng của bà. (3) Ở đây, Thanh lại được là người cháu nhỏ để bà yêu thương, chiều chuộng. (4) Bà lo lắng cháu đi đường xa mệt, lo lắng cho bữa ăn, giấc ngủ của cháu,...
Kết thúc
- Khẳng định lại ý kiến của em đối với câu chuyện.
Bài làm tham khảo
Câu chuyện về tình cảm bà cháu mà em yêu thích nhất gần đây, chính là “Về thăm bà” của nhà văn Thạch Lam. Cả câu chuyện kể về một chuyến về thăm bà của một người cháu xa nhà đã lâu. Theo chân nhân vật Thanh bước vào nhà bà, em như cảm nhận được tâm hồn bình yên đến lạ kì của người cháu ấy. Chẳng có những bữa cỗ linh đình hay những cuộc gặp mặt náo nhiệt. Về với bà, Thanh được đến với miền không gian bình yên, mát mẻ, dịu dàng của bà. Biết bao khó nhọc, vất vả đều dừng lại bên ngoài cánh cửa. Mọi thứ ở trong nhà bà đều thật đẹp, thật yên bình, thật trong lành và bình dị. Ở đây, Thanh lại được là người cháu nhỏ để bà yêu thương, chiều chuộng. Bà lo lắng cháu đi đường xa mệt, lo lắng cho bữa ăn, giấc ngủ của cháu,... Chính vì tại ngôi nhà này có bà của Thanh, nên anh mới có những cung bậc cảm xúc ấy. Những tình cảm giản dị, mộc mạc mà đáng trân quý đó giữa hai bà cháu, đã thu hút em vào từng dòng của câu chuyện. Có lẽ, đó chính là sức mạnh của tình cảm gia đình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Em hãy gạch chân vào các danh từ riêng có trong đoạn văn sau và xếp chúng vào nhóm thích hợp:
Kim Đồng là người anh hùng nhỏ tuổi của nước ta. Anh tên thật là Nông Văn Dền, quê ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trong lúc làm nhiệm vụ giao liên cho bộ đội ta, anh đã anh dũng hi sinh. Khi đó, anh vừa tròn 14 tuổi.
- Danh từ riêng chỉ tên người:
- Danh từ riêng chỉ tên địa phương:
Câu 3:
Em hãy gạch chân vào động từ có trong các câu sau: (
Lớp thanh niên ca hát nhảy múa. Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng đàn tơ-rưng dìu dặt vang lên.
Câu 4:
Nghe – viết
BUỔI SÁNG ĐI HỌC
(Trích)
Nào, ta cùng tới trường
Vẫn đường quen, lối thuộc
Đèn xanh mấy ngã tư
Dõi nhìn theo từng bước.
“Mau ra tông” mỗi sáng
Xuất phát từ tinh sương
Miệng hát và chân sải
Vạch đích là cổng trường.
Trần Quốc Toàn
Câu 5:
Em hãy viết đoạn) giới thiệu về bản thân, trong đó có sử dụng danh từ riêng chỉ tên địa phương
Câu 6:
Em hãy chỉ ra các sự vật được nhân hóa trong hai khổ thơ sau:
Ngoài sông thím vạc
Lặng lẽ mò tôm
Bên cạnh Sao Hôm
Long lanh đáy nước.
Từng bước, từng bước
Vung ngọn đèn lồng
Anh đóm quay vòng
Như sao bừng nở...
(Võ Quảng)
về câu hỏi!