Câu hỏi:
25/11/2024 36
Đọc đoạn văn sau:
ÚT VỊNH
Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.
Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào “Em yêu đường sắt quê em”. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.
Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi tàu lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:
– Hoa, Lan, tàu hỏa đến!
Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây ngây người, khóc thét.
Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tất.
Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.
(Theo Tô Phương)
Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
B. Đoạn đường này thường có những sự cố: lúc thì đá tảng nằm trên đường tàu, lúc thì ai đó tháo cả ốc của các thanh ray, trẻ chăn trâu ném đá lên tàu.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?
Lời giải của GV VietJack
D. Đáp án A và B.
Câu 3:
Nội dung chính của bài văn là gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Ca ngợi Út Vịnh thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Gạch chân vào các tính từ có trong đoạn văn sau:
Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hoà âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội…
(Trích “Chim rừng Tây Nguyên”)
Câu 2:
Các danh từ riêng dưới đây đều chưa được viết hoa, em hãy phát hiện và viết lại cho đúng1:
Mặt trời mới ló trên hồ gươm
Đã có mặt cụ già trước những dòng chữ cổ
Đền ngọc sơn cũng trầm tư như cụ
Cảnh với người đang tâm sự cùng nhau
Câu 3:
Em hãy gạch chân vào từ ngữ không cùng loại với các từ còn lại và đặt câu với từ đó:
a) núi, ao, hồ, cây cối, ăn:
b) đi, đứng, chạy, mượt, chăm sóc:
Câu 4:
Em hãy tìm các động từ có trong câu sau:
Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị – nơi có nhiều mầm non vừa nhú. |
Câu 5:
Tập làm văn
Em hãy viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã nghe, đã học.
Câu 6:
Nghe – viết
TRĂNG VỀ SÁNG
Tổ quốc em đẹp lắm
Cong cong hình lưỡi liềm
Trên: núi cao trùng điệp
Dưới: biển sóng mông mênh
Những cánh đồng bình yên
Nằm phơi mình ở giữa
Những con sông xanh, hồng
Uống quanh trăm giải lụa
Phạm Hổ
về câu hỏi!