Câu hỏi:
25/11/2024 5Tập làm văn
Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một bài văn, kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu, dẫn dắt đến câu chuyện mà em định kể: Câu chuyện “Ba lưỡi rìu”.
Triển khai:
- Mở đầu câu chuyện: Một hôm nọ, anh đi đốn củi ở sâu trong rừng. Khi đang ra sức chặt một cây khô ở gần hồ nước, thì chiếc rìu bị tuột khỏi tay anh và rơi xuống hồ.
- Diễn biến câu chuyện: (1) Anh định bụng nhảy xuống hồ vớt chiếc rìu lên, nhưng nước hồ sâu quá, mà anh lại không hề biết bơi. (2) Trong khi anh đang vô cùng lo lắng, di chuyển vòng quanh mép hồ, thì giữa hồ có một xoáy nước lớn, xuất hiện một ông tiên với bộ râu trắng xóa. (3) Ông tiên lặn xuống hồ nước tìm chiếc rìu giúp anh chàng. (4) Lần 1 và lần 2 ông tiên cầm trên tay những chiếc rìu giá trị làm từ bạc và vàng nhưng anh tiều phu đều thành thật nói không phải rìu của mình. (5) Đến lần thứ ba, ông tiên cầm chiếc rìu sắt thì anh mới vui sướng nhận rìu.
- Kết thúc câu chuyện: (1) Nhờ đức tính trung thực đó mà cuối cùng anh tiều phu được ông tiên tặng cả hai chiếc rìu còn lại.
Kết thúc
- Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện cũng như nhân vật chính trong câu chuyện: Thích, ngưỡng mộ, khâm phục,......
- Bài học rút ra từ câu chuyện: Đức tính trung thực.
Bài làm tham khảo
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay và ý nghĩa dạy cho con cháu những bài học về lối sống tốt đẹp. Trong đó, em rất yêu thích câu chuyện “Ba chiếc rìu”. Bởi đó chính là câu chuyện mà bà nội kể cho em nghe lúc còn nhỏ, để dạy em về lòng trung thức.
Câu chuyện kể về một anh tiều phu có tính trung thực, thật thà. Tuy cuộc sống gia đình nghèo khó, cả gia tài chỉ có mỗi một chiếc rìu, nhưng anh vẫn luôn vui vẻ, chăm chỉ làm lụng chứ không hề có suy nghĩ xấu. Một hôm nọ, anh đi đốn củi ở sâu trong rừng. Khi đang ra sức chặt một cây khô ở gần hồ nước, thì chiếc rìu bị tuột khỏi tay anh và rơi xuống hồ. Thấy vậy, anh vô cùng hoảng hốt, bởi đó là thứ duy nhất để anh kiếm sống qua ngày. Anh định bụng nhảy xuống hồ vớt chiếc rìu lên, nhưng nước hồ sâu quá, mà anh lại không hề biết bơi. Trong khi anh đang vô cùng lo lắng, di chuyển vòng quanh mép hồ, thì có một xoáy nước lớn xuất hiện giữa mặt hồ. Khi anh chưa kịp phản ứng lại, thì từ trong xoáy nước xuất hiện một ông tiên với bộ râu trắng xóa. Anh tiều phu vội lùi về sau, kính cẩn cúi chào ông tiên. Nhìn anh lễ phép, ngoan ngoãn, ông cất lời chào:
– Chàng thanh niên trẻ tuổi kia, con đang tìm gì ở đây vậy?
– Dạ con đang tìm chiếc rìu của mình bị rơi xuống hồ nước ạ! – Anh tiều phu lễ phép trả lời.
– Được rồi, để ta tìm giúp con! – Nói rồi, ông tiên lặn xuống hồ nước trong ánh mắt vui mừng của anh tiều phụ.
Một vài phút sau, ông xuất hiện, với một chiếc rìu có lưỡi bằng bạc. Lưỡi rìu ấy nếu đổi thành tiền, thì có thể giúp anh có cuộc sống sung túc. Tuy nhiên, khi ông tiên đưa cho anh tiều phu, thì anh lại lắc đầu từ chối, và khẳng định đó không phải chiếc rìu của mình. Hành động ấy khiến ông tiên khá bất ngờ. Nhưng rồi, ông lại mỉm cười và lặn xuống nước. Ít phút sau, ông lại xuất hiện với một chiếc rìu có lưỡi làm từ vàng tỏa sáng lấp lánh trên tay. Cũng như lần trước, anh tiều phu tiếp tục từ chối, vì nó không phải của anh. Chỉ đến lần thứ ba, khi ông tiên cầm trên tay chiếc rìu sắt thì anh mới reo lên sung sướng và nhận là của mình. Nhờ đức tính trung thực đó mà cuối cùng anh tiều phu được ông tiên tặng cả hai chiếc rìu còn lại.
Em rất yêu quý, khâm phục anh tiều phu trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu”. Qua câu chuyện, em rút ra được bài học rằng trong cuộc sống cần phải ngay thẳng, trung thực trong mọi hoàn cảnh.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Em hãy tìm các tính từ trong hai câu: “Thật là thú vị khi lại được đến trường. Nhưng cũng không dễ dàng chút nào khi ở tuổi 58, tôi phải vừa làm công việc nhà, vừa đánh vật với những con số. ”:
Câu 3:
Nghe – viết
ĐỘC ĐÁO THÁP CHĂM
(Trích)
Tháp Chăm Pô Klông Ga-rai là một trong những công trình kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc độc đáo của người Chăm, nằm ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Mai Hân
Câu 4:
Em hãy điền dấu thích hợp vào mỗi ô trống sau và cho biết công dụng của các dấu đó:
Đốm và Mun im lặng, ngắm những bông hoa chiều tàn tím biếc. Đốm hỏi:
Sao lại gọi là hoa chiều tàn?
Là bởi vì trưa nở, chiều tàn.
Đằng ấy giỏi thật! Gì cũng biết!
Mun được khen phổng mũi, cao hứng nói tiếp:
Còn hoa mười giờ, thì cứ đúng mười giờ là nở bung.
(Theo Trần Đức Tiến)
Câu 5:
Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ:
a) Tiếng hót trong trẻo của chim sơn ca làm cho đất trời thêm sinh khí.
b) Cụ giáo cóc thức dậy trong mùi hương nồng nàn.
Câu 6:
Các danh từ riêng trong khổ thơ sau chưa được viết hoa, em hãy tìm và viết lại cho đúng:
Nhà em treo ảnh bác hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
về câu hỏi!