Câu hỏi:
25/11/2024 36Đọc đoạn văn sau:
HỌC ĐÀN – HÃY HỌC IM LẶNG
Bét-tô-ven (1770 – 1825) là nhạc sĩ thiên tài người Đức. Ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc. Mỗi ngày, Bét-tô-ven phải học 12 tiếng với đủ các loại đàn. Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng La tinh và các kiến thức phổ thông khác. Cậu đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào… Bet-tô-ven đã thực sự bỏ mọi trò chơi trẻ nhỏ để học đàn.
Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Trong tuần học đầu tiên, thầy giáo dạy cậu tính kiên nhẫn. Suốt cả tuần, thầy chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc. Bét-tô-ven đánh nốt nhạc, âm thanh vang lên. Thầy hỏi:
– Con thấy âm thanh lan xa tới đâu?
– Con không thấy ạ!
– Con đánh lại đi và cố gắng nghe xem âm thanh này lan tỏa tới đâu.
Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Cậu cảm thấy âm thanh dường như lan xa ra tận ô cửa sổ, điều mà xưa nay cậu chưa từng thấy. Điều mới mẻ này khiến cậu phấn chấn. Cậu đánh tiếp nốt nhạc, lần này dường như nó lan tỏa xa hơn ô cửa sổ, nó hòa với bầu trời ngoài kia. Thầy giáo gật đầu:
– Âm thanh của con đã tìm được sự tự do rồi! Hãy ghi nhớ: Mọi bản nhạc đều được sáng tạo ra trong sự tĩnh lặng sâu nhất của tâm hồn. Hãy học sự im lặng đầu tiên.
Năm 8 tuổi, sau hàng trăm đêm miệt mài tập đàn. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng. Sau buổi biểu diễn, khán giả đã phải trầm trồ: Đúng là cậu bé có nghị lực tập luyện. Không lâu sau, ông đã trở thành thần đồng âm nhạc thế giới.
Uyên Khuê
Cậu bé Bét-tô-ven trong câu chuyện đã phải khổ luyện như thế nào mới thành tài?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Tại sao thầy giáo lại chỉ dạy cậu một nốt nhạc trong suốt tuần học đầu tiên?
Lời giải của GV VietJack
D. Vì thầy giáo muốn cậu cảm nhận được sự lan tỏa của âm thanh.
Câu 3:
Nội dung câu chuyện này là gì?
Lời giải của GV VietJack
A. Ca ngợi cậu bé Bét-tô-ven đã kiên trì khổ luyện hi sinh cả tuổi thơ tập luyện
đàn để thành tài.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Em hãy xác định câu chủ đề của đoạn sau:
Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc toả mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh.
Câu 3:
Tách câu trong đoạn văn sau. Chép lại đoạn văn sau khi đã tách câu (viết hoa chữ cái đầu câu):
Giữa vườn lá xum xuê xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm có một bông hoa rập rờn trước gió màu hoa đỏ thắm cánh hoa mịn màng khum khum úp sát vào nhau như còn chưa muốn nở hết đoá hoa toả hương thơm ngát khắp khu vườn.
Câu 4:
Em hãy nối chủ ngữ với vị ngữ phù hợp:
Bố em |
|
đang cày ruộng. |
Đàn kiến |
|
là bác sĩ. |
Con trâu |
|
đang tha mồi về tổ. |
Câu 5:
Nghe – viết
MÈO ĐI CÂU CÁ
(Trích)
Lúc ông mặt trời
Xuống núi đi ngủ
Đôi mèo hối hả
Quay về lều tranh
Giỏ em, giỏ anh
Không con cá nhỏ
Cả hai nhăn nhó
Cùng khóc meo meo.
Thái Hoàng Linh
Câu 6:
Em hãy gạch chân vào tính từ có trong đoạn văn sau:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.
(Theo Vũ Tú Nam)
về câu hỏi!