Câu hỏi:
25/11/2024 8Tập làm văn
Em hãy viết bài văn miêu tả cây phượng ở sân trường em.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một bài văn, miêu tả cây phượng ở sân trường em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu cây phượng trên sân trường em.
Triển khai:
- Tả bao quát về cây phượng: (1) Em không biết cây phượng năm nay bao nhiêu tuổi nhưng từ khi em bước chân vào trường, cây phượng đã hiên ngang ở giữa sân trường. (2) Cây cao hơn hai tầng học của trường em, tán rộng sum suê. (3) Thân cây phượng khá to, hai đứa học trò chúng em ôm cũng không xuể.
- Miêu tả chi tiết về cây phượng: (1) Phượng ta khoác lên mình chiếc áo màu nâu xù xì. (2) Phần rễ ngoằn nghèo, nổi hẳn lên trên mặt đất. (3) Lá cây giống như lá của cây me, những chiếc lá nhỏ xíu bằng hạt cơm. (4) Mùa xuân, phượng cũng ra lá non. Những chiếc lá xanh non, mơn mởn. (5) Mỗi mùa hè đến, những bông hoa năm cánh ấy kết lại thành từng chùm, từng chùm đỏ rực một góc sân trường. (6) Mỗi khi có làn gió thổi qua, cánh hoa mỏng tang dập dờn chao liệng trong gió.
- Tả hoạt động của con người bên cây phượng: (1) Chúng em thường nhặt hoa phượng đem nó ép vào trang vở trắng cất giữ những kỉ niệm.
- Ý nghĩa của hoa phượng: (1) Hoa phượng được gọi với cái tên thân thương là hoa học trò bởi lẽ nó báo hiệu mùa hè về, mùa thi đã đến và cũng là mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu. (2) Khi mùa hè đến, những chú ve kêu râm ran trên vòm lá phượng tạo thành âm hưởng quen thuộc không thể thiếu của mùa hè.
Kết thúc
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cây phượng.
Bài làm tham khảo
Trong sân trường em có rất nhiều loài cây gắn bó với những ngày tháng đi học của chúng em. Nhưng em vẫn ấn tượng nhất với cây phượng. Hoa phượng – hoa học trò, loài hoa gắn bó thân thiết nhất với những bạn học sinh.
Em không biết cây phượng năm nay bao nhiêu tuổi nhưng từ khi em bước chân vào trường, cây phượng đã hiên ngang ở giữa sân trường. Cây cao hơn hai tầng học của trường em, tán rộng sum suê. Thân cây phượng khá to, hai đứa học trò chúng em ôm cũng không xuể.
Phượng ta khoác lên mình chiếc áo màu nâu xù xì. Phần rễ ngoằn nghèo, nổi hẳn lên trên mặt đất. Lá cây giống như lá của cây me, những chiếc lá nhỏ xíu bằng hạt cơm. Mùa xuân, phượng cũng ra lá non. Những chiếc lá xanh non, mơn mởn. Nhưng phượng đẹp nhất vẫn là mùa hè. Mùa hè dường như là mùa của hoa phượng. Mỗi mùa hè đến, những bông hoa năm cánh ấy kết lại thành từng chùm, từng chùm đỏ rực một góc sân trường. Nhìn từ xa, em thấy cây phượng như một ngọn đuốc đang cháy sáng giữa bầu trời. Mỗi khi có làn gió thổi qua, cánh hoa mỏng tang dập dờn chao liệng trong gió.
Chúng em thường nhặt hoa phượng đem nó ép vào trang vở trắng cất giữ những kỉ niệm. Hoa phượng được gọi với cái tên thân thương là hoa học trò bởi lẽ nó báo hiệu mùa hè về, mùa thi đã đến và cũng là mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu. Nhặt cánh phượng, học sinh chúng em ai cũng cảm thấy xao xuyến và nôn nao một cảm xúc khó tả. Khi mùa hè đến, những chú ve kêu râm ran trên vòm lá phượng tạo thành âm hưởng quen thuộc không thể thiếu của mùa hè.
Cây phượng trên sân trường là người bạn gắn bó với rất nhiều thế hệ học trò chúng em. Có lẽ sau này khi rời xa mái trường này, em vẫn sẽ luôn luôn nhớ cây phượng đáng kính này.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Em hãy tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau:
Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói:
“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
Câu 3:
Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ:
a) Lý Thường Kiệt là danh tướng Việt Nam thế kỉ XI.
b) Tên tuổi của ông gắn với chiến thắng chống quân xâm lược nhà Tống.
Câu 4:
Dựa vào bức tranh sau dưới đây, em hãy đặt một câu có sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian và một trạng ngữ chỉ mục đích:
Câu 5:
Nghe – viết
TIẾNG CHỔI TRE
Nhớ em nghe
Tiếng chổi tre
Chị quét
Những đêm hè
Đêm đông gió rét
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề
Đẹp lối
Em nghe!
Tố Hữu
Câu 6:
Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích hoặc nguyên nhân và gạch chân dưới trạng ngữ đó:
về câu hỏi!