Câu hỏi:
25/11/2024 141Đọc đoạn văn sau:
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, họ quyết định dừng chân và tắm mát.
Người bị miệt thị lúc nãy bị sa lầy và lún dần xuống, và người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người bạn kia hết sức ngạc nhiên, bèn hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?” Anh bạn điềm tĩnh trả lời: “Khi ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta nên viết điều đó lên cát – nơi những cơn gió của sự tha thứ sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá – nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi buồn đau lên cát và khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc bạn tận hưởng trong cuộc đời lên đá để chúng mãi không phai.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
Sau cuộc tranh cãi gay gắt, một trong hai người bạn đã làm gì?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
D. Viết một điều gì đó lên cát.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Theo em, vì sao sau khi được cứu, người bạn lại khắc chữ trên đá thay vì viết lên cát như trước?
Lời giải của GV VietJack
C. Vì anh muốn khắc ghi lòng biết ơn.
Câu 3:
Theo em, câu chuyện trên đã cho chúng ta bài học gì?
Lời giải của GV VietJack
D. Biết bỏ qua những lỗi lầm và ghi nhớ ân nghĩa.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy tìm ra những sự vật được nhân hóa trong câu dưới đây và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào?
Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Truyện Ngụ ngôn)
Câu 2:
Tập làm văn
Em hãy viết một bài văn ngắn giới thiệu chiếc bàn ủi hơi nước và hướng dẫn cách sử dụng bàn ủi hơi nước.
Câu 3:
Dùng dấu “/” để ngăn cách hai thành phần chính trong các câu sau và ghi “CN” dưới chủ ngữ, “VN” dưới vị ngữ:
a. Chim gáy tha thẩn, nhặt nhạnh cặm cụi sau người mót lúa.
b. Con chim gáy hiền lành, béo núc.
c. Những người lính và viên tướng đứng sững lại, nhìn chú lính nhỏ.
Câu 4:
Tìm câu chủ đề trong đoạn văn dưới đây và cho biết vị trí của câu chủ đề đó:
Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. Người các buôn làng kéo về nườm nượp. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Các bà đeo những vòng bạc, vòng vàng. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ. Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng.
(Theo Lê Tấn)
Câu 6:
Nghe – viết
CÁNH RỪNG TRONG NẮNG
(Trích)
Mặt trời chiếu những luồng sáng qua kẽ lá. Cây cối vươn ngọn lên cao tít đón nắng. Nhiều cây thân thẳng tắp, tán là tròn xoe. Những con sóc nâu cong đuôi nhảy thoăn thoắt qua các cành cây. Thấy có người đi tới, chúng dừng cả lại, nhìn ngơ ngác.
Theo Vũ Hùng
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 20)
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 CTST có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!