Câu hỏi:
25/11/2024 55Đọc đoạn văn sau:
CÂY XOÀI
Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả. Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú. Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra. Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả. Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:
– Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ!
Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê. Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.
Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.
Mai Duy Quý
Vì sao cây xoài nhà bạn nhỏ lại nghiêng sang nhà hàng xóm?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
B. Vì gió bão làm bật rễ.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm?
Lời giải của GV VietJack
A. Thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài.
Câu 3:
Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này?
Lời giải của GV VietJack
B. Bài học về cách sống tốt ở đời.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau:
Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất. Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo.” Đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Theo tớ, quý nhất phải là vàng...”. Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc!”.
(Theo Trịnh Mạnh)
Câu 2:
Tách câu trong đoạn văn sau. Chép lại đoạn văn sau khi đã tách câu (viết hoa chữ cái đầu câu):
Buổi tối, làng mất điện bà trải chiếu ra sân nồi đậu nành luộc nóng hổi, thơm lừng khắp nhà ánh trăng rải đều trong nhà, ngoài ngõ những gương mặt quê hương rạng rỡ Bống và Đốm vui lắm chưa bao giờ hai chị em được dự một bữa tiệc như vậy bữa tiệc giản dị, lạ lẫm đậu luộc và những câu chuyện bà kể thật là thú vị.
Câu 4:
Em hãy chỉ ra thành phần thứ nhất trong các câu sau:
a) Bông hoa tỏa hương thơm ngát.
b) Vua San-ta có ba nàng công chúa rất xinh đẹp và giỏi giang.
Câu 5:
Gạch chân vào từ không cùng nhóm và đặt câu với từ đó:
a) mênh mông, bao la, ôm, hùng vĩ, thênh thang.
b) cá, gà, cười, măng, tía tô.
Câu 6:
Nghe – viết
NÀNG TIÊN ỐC
(Trích)
Xưa có bà già nghèo
Chuyên mò cua bắt ốc
Một hôm bà bắt được
Một con ốc xinh xinh
Vỏ nó biêng biếc xanh
Không giống như ốc khác
Bà thương không muốn bán
Bèn thả vào trong chum.
Phan Thị Thanh Nhàn
về câu hỏi!