Câu hỏi:
26/11/2024 393Đọc hiểu (5,0 điểm)
Nhàn
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Thất ngôn bát cú đường luật
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Trong bài thơ, thú Nhàn của Nguyễn Bình Khiêm được thể hiện qua những hình ảnh nào?
Lời giải của GV VietJack
A. Ăn, tắm, uống rượu
Câu 3:
Bài thơ Nhàn không đề cập đến phương diện nào trong chân dung con người Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Lời giải của GV VietJack
A. Sự nghiệp
Câu 4:
Từ “thơ thẩn” trong bài thơ có nghĩa là gì?
Lời giải của GV VietJack
A. Lặng lẽ, chậm rãi, thư thái trong lòng
Câu 5:
Xác định nhịp thơ ở câu thơ đầu tiên. Nêu tác dụng của cách ngắt nhịp ấy.
Lời giải của GV VietJack
- Nhịp thơ ở câu thơ 1 là 2/2/3.
- Tác dụng của cách ngắt nhịp: cho thấy cái chủ động, sẵn sàng, thanh thản của Trạng Trình với cuộc sống điền dã, có chút ngông ngạo trước thói đời.
Câu 6:
Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ thứ 3 và thứ 4.
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp nghệ thuật tu từ trong câu thơ 3 và 4: Phép đối (Ta dại - Người khôn; nơi vắng vẻ - chốn lao xao
- Hiệu quả nghệ thuật của phép đối đó: vừa để khẳng định sự lựa chọn phương châm sống, cách ứng xử của tác giả - chọn lối sống tĩnh tại, an nhàn, không tranh giành, vừa thể hiện sắc thái châm biếm, mỉa mai đối với cách sống mưu cầu danh lợi, ham danh vọng, phú quý của một bộ phận người.
Câu 7:
Triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện như thế nào qua hai câu cuối bài thơ?
Lời giải của GV VietJack
Danh vọng, tiền tài cũng chỉ là phù du, hư vô. Tất cả sẽ vô nghĩa sau một cái khép mắt khẽ khàng. Đó là cái nhìn của một bậc đại nhân, đại trí.
Câu 8:
Em hiểu như thế nào là nhàn? Quan niệm về chữ nhàn của tác giả trong bài thơ trên?
Lời giải của GV VietJack
Chữ nhàn được hiểu là:
- Nhàn là có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến
- Quan niệm về chữ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm (0,5 điểm)
+ Là không tranh đua, không màng danh lợi, không bon chen, không cơ mưu, tự dục.
+ Là sống thanh thản, an nhiên, tự tại bởi những thú vui riêng của mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan di tích lịch sử, văn hóa) mà mình ấn tượng nhất.
Câu 2:
Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ thứ 3 và thứ 4.
Câu 3:
Xác định nhịp thơ ở câu thơ đầu tiên. Nêu tác dụng của cách ngắt nhịp ấy.
Câu 4:
Triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện như thế nào qua hai câu cuối bài thơ?
Câu 5:
Em hiểu như thế nào là nhàn? Quan niệm về chữ nhàn của tác giả trong bài thơ trên?
Câu 6:
Trong bài thơ, thú Nhàn của Nguyễn Bình Khiêm được thể hiện qua những hình ảnh nào?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 1)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 3)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 4 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 6)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 2 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 2 )
về câu hỏi!