Câu hỏi:
27/11/2024 3,983Đọc văn bản:
GA TÀU TUỔI THƠ
(Lược đoạn đầu:Tôi rất sợ những buổi chiều thu im ắng, bàng bạc trôi qua cuộc đời mình. Nó gợi nhớ cho tôi về những tháng năm tuổi thơ chiều nào cũng ra ngõ ngóng những chuyến tàu ngược chở nặng niềm mong mỏi […] Khi ấy mẹ tôi bị bệnh nặng, bố gói ghém tất cả gia tài và tình yêu đưa mẹ lên chuyến tàu xuôi xuống Hà Nội chữa bệnh, nhà chỉ còn ba anh em chăm nhau.)
Ở ngõ nhà tôi có một cây bạch đàn to, mỗi hôm ra ngóng bố mẹ tôi lại lấy mảnh trai cứa lên thân cây một vạch. Cho đến buổi chiều hôm ấy anh tôi đếm trên thân cây thấy vừa tròn mười lăm vạch. Chiều ấy khi trời đã tối hẳn, anh tôi đã dắt thằng út em vào nhà, tôi vẫn còn đứng nán lại nhìn một lần nữa phía con đường mòn. Tôi bỗng hét lên sung sướng vì đã nhìn thấy bóng dáng thân quen của bố mẹ đang đi về phía chúng tôi. Buổi chiều muộn ấy là một buổi chiều tràn ngập niềm vui, thằng út em sà vào vòng tay, dụi dụi vào ngực mẹ như nó vẫn còn nhớ mùi hương của sữa. Anh cả vừa hát vừa nhảy chân sáo đi đằng sau. Bố công kênh tôi trên đôi vai đã gầy sọp đi vì vất vả. Tối ấy cả nhà trải chiếu ra giữa sân ngập tràn ánh trăng, mẹ lại hát ru em ngủ, bố kể nốt câu chuyện cổ tích “Cây khế” còn dang dở 15 ngày trước…
Rồi khi em út tôi bị ung nhọt mọc đầy người, bố mẹ lại một lần nữa gồng gánh niềm tin xuôi tàu về Hà Nội. Nhà chỉ còn hai anh em chăm nhau nhưng vẫn không quên chiều chiều lại ra ngõ ngóng. Mấy đứa trẻ con trong xóm chơi bắn bi với tôi bị thua nên ghét tôi lắm, cứ chiều thấy anh em tôi ra ngõ là chúng lại xúm vào trêu rất ác: “Đồ mồ côi! Anh em nhà mồ côi bị bố mẹ bỏ rơi. Ê ồ! Ê ồ!”. Tôi vừa gào khóc vừa nhặt đất đá ném lũ trẻ. Anh cả cõng tôi trên lưng đi về phía con đường mòn, chúng tôi cứ đi từ khi mặt trời bắt đầu xuống núi đến khi tôi mỏi mắt cũng không nhìn rõ hướng đi. Lúc ấy tôi khóc khản cả cổ còn anh trai thì luôn miệng dỗ dành:
- Em gái ngoan nào, để anh cõng em đi tìm bố mẹ đi tìm em út nhé. Rồi mai anh đi hái quả đùm đũm chín mọng đỏ cho ăn nhé.
Đấy là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy ga tàu, hai đứa trẻ con cõng nhau đứng lọt thỏm giữa sân ga im ắng, khách xuống tàu đã về hết tự lúc nào. Anh tôi đứng lặng rất lâu, tôi thấy có vài giọt nước ấm rơi xuống đôi bàn tay đang bá vào cổ anh. Tôi biết là anh đang khóc, nhưng sau đó anh lại xốc tôi lên và cõng quay trở lại con đường mòn khi nãy.
Tôi không thể nhớ nổi có biết bao buổi chiều đã đi qua cuộc đời chúng tôi buồn bàng bạc như thế. Bởi em tôi bệnh rất nặng, phải mấy năm sau em mới thật sự khỏi bệnh. Trong lúc bố mẹ tôi gồng gánh trên đôi vai mình những gian nan, vất vả chạy chữa khắp nơi để cứu lấy sinh mạng em tôi, thì anh trai đã phải lớn lên trước tuổi để che chở, bao bọc thứ niềm tin nhỏ bé trong tôi. Từ tình yêu thương đó tôi lớn lên từng ngày một, tôi hiểu ra rằng những chuyến đi của bố mẹ có ý nghĩa lớn lao như thế nào, tôi cũng hiểu rằng anh cả là một người anh thật tuyệt vời. Lúc bố mẹ vắng nhà anh đã đứng vững, đã làm cái “nóc nhà” để che chở vỗ về và cả tha thứ cho bầy em bé nhỏ của mình.
Cho đến mãi sau này tôi cũng không bao giờ quên những buổi chiều anh trai tôi dắt tôi ra ngõ ngóng người thân trở về. Cây bạch đàn ở ngõ đã bao lần thay vỏ, những vết khắc năm xưa đã không còn nữa nhưng vết khắc tuổi thơ thì vẫn luôn hằn trong tâm trí chúng tôi. Để sau này khi dòng xoáy cuộc đời có cuốn chúng tôi về đâu đi nữa thì những buổi chiều ngang qua cuộc đời sẽ giúp tôi tìm về nguồn cội để biết yêu thương và được yêu thương thật nhiều trong vòng tay ấm áp của gia đình.
(Theo tác giả Vũ Thị Huyền Trang,
Ga tàu tuổi thơ, báo Tài hoa trẻ, số 750 ngày 15.02.2012)
* Vũ Thị Huyền Trang là cây bút trẻ viết khỏe nhất với hơn 300 truyện ngắn, 200 tản văn và 100 bài thơ. Cô cũng là người “hăng” gửi bài nhất, kể cả những tờ tạp chí địa phương, tạp chí ngành, vậy nên tần suất bài cô được đăng cũng đáng nể. Phải cố gắng để vượt lên sự mỏi mòn của cái nghèo nơi quê hương, sự khó khăn của những năm tháng theo học đại học, để rồi bằng sự bứt phá, cô đã có thể tự tin sống bằng ngòi bút của mình. Trang viết chủ yếu bằng kí ức của mình. Dòng kí ức tuôn chảy như lúc nào cũng chực chờ vỡ òa, nhất là khi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của một cô gái luôn thấy mình lạc lõng giữa thành phố nhộn nhịp càng thôi thúc cô viết như một cách giải tỏa cảm xúc, để trấn an mình, vỗ về những nỗi hoang mang luôn thường trực trong mình.
Câu chuyện trên được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Truyện được kể theo điểm nhìn của nhân vật nào?
Lời giải của GV VietJack
Truyện được kể theo điểm nhìn của nhân vật Tôi.
Câu 3:
Nội dung chính của truyện kể về điều gì?
Lời giải của GV VietJack
Nội dung chính của truyện: Những kí ức của “tôi” về gia đình, về những buổi chiều ra ngõ ngóng người thân trở về
Câu 4:
Theo anh/chị hành động “lấy mảnh trai cứa lên thân cây” thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
Lời giải của GV VietJack
Hành động “lấy mảnh trai cứa lên thân cây” thể hiện tâm trạng chờ đợi, nhớ mong bố mẹ của nhân vật.
Câu 5:
Từ tình cảm của người anh dành cho em gái, anh/chị hãy rút ra bài học ứng xử có ý nghĩa nhất cho bản thân.
Lời giải của GV VietJack
Bài học:
- Tình cảm của người anh: che chở, vỗ về, tha thứ cho em nhỏ.
- Học sinh tự rút bài học ứng xử cho bản thân.
Gợi ý: Phải biết yêu thương, chăm sóc, che chở, nâng đỡ người thân của mình.
(Học sinh có thể rút ra bài học ứng xử khác nhau. Tuy nhiên bài học cần hợp lí, tích cực)
Câu 6:
Từ nội dung của truyện, anh/chị có suy nghĩ gì về tình cảm gia đình trong đời sống hiện nay? (Viết đoạn văn khoảng 200 chữ)
Lời giải của GV VietJack
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
- Tình cảm gia đình vô cùng quan trọng đối với mỗi con người.
- Nếu con người biết trân trọng, nâng niu tình cảm gia đình thì đó sẽ là chỗ dựa vững chắc nhất trong cuộc sống.
- Nếu tình cảm gia đình không được coi trọng, không được vun bồi, xây đắp thì con người sẽ mất đi niềm tin, chỗ dựa…
(Học sinh có thể suy nghĩ khác với gợi ý. Tuy nhiên suy nghĩ cần thuyết phục)\
Có sự sáng tạo trong cách viết.
Câu 7:
Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích nghệ thuật tự sự của truyện ngắn “Ga tàu tuổi thơ” của tác giả Vũ Thị Huyền Trang.
Lời giải của GV VietJack
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích nghệ thuật tự sự của truyện ngắn “Ga tàu tuổi thơ” của tác giả Vũ Thị Huyền Trang.
c Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Thị Huyền trang, tác phẩm Ga tàu tuổi thơ và vấn đề nghị luận.
* Triển khai vấn đề nghị luận:
- Tóm tắt câu chuyện.
- Phân tích các nghệ thuật tự sự đặc sắc của tác phẩm.
+ Chọn ngôi kể thứ nhất: Nhân vật “tôi” mang dáng dấp tác giả, là loại nhân vật vừa khách quan vừa chủ quan; trực tiếp bộc bạch nỗi lòng.
+ Điểm nhìn nghệ thuật: từ điểm nhìn của nhân vật Tôi
+ Đặt nhân vật rơi vào một tình thế khiến nhân vật giác ngộ (tình huống nhận thức): Bố mẹ mang em út đi chữa bệnh, nhà chỉ còn hai anh em chăm nhau, chiều chiều ra ngõ ngóng bố mẹ, bị lũ trẻ con trong xóm trêu chọc, anh cõng em đi tìm bố mẹ, anh đã là cái “nóc nhà” để che chở, vỗ về và tha thứ cho bầy em bé nhỏ của mình.
+ Cốt truyện đơn giản kể về những chuyến đi của bố mẹ và những buổi chiều ra ngõ ngóng trông người thân trở về, văn phong nhẹ nhàng mà thấm thía
+ Ngôn từ giản dị, hiện đại, mang đậm hơi thở cuộc sống
- Đánh giá:
+ Đánh giá về các phương diện nghệ thuật trong việc góp phần làm nên vẻ đẹp của tác phẩm: câu chuyện kể về những kí ức tuổi thơ đã khắc sâu trong tâm trí của nhân vật tôi; thông qua những kí ức đó, hiểu được tình cảm các thành viên trong gia đình dành cho nhau; ngợi ca tình cảm gia đình, tầm quan trọng của gia đình.
+ Đánh giá về tài năng và phong cách của nhà văn: Nghệ thuật tự sự của truyện ngắn đã góp phần tô đậm nét riêng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Vũ Thị Huyền Trang.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Theo anh/chị hành động “lấy mảnh trai cứa lên thân cây” thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
Câu 4:
Từ tình cảm của người anh dành cho em gái, anh/chị hãy rút ra bài học ứng xử có ý nghĩa nhất cho bản thân.
Câu 5:
Từ nội dung của truyện, anh/chị có suy nghĩ gì về tình cảm gia đình trong đời sống hiện nay? (Viết đoạn văn khoảng 200 chữ)
Câu 6:
Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích nghệ thuật tự sự của truyện ngắn “Ga tàu tuổi thơ” của tác giả Vũ Thị Huyền Trang.
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!