Câu hỏi:

27/11/2024 113

Cho bảng dữ kiện sau về một số sự kiện tiêu biểu trong quá trình phát triển của tổ chức ASEAN

Thời gian

Sự kiện tiêu biểu

Năm 1976

- ASEAN ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và thông qua Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali).

- TAC đặt nền móng cho việc xây dựng chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia ở khu vực nhằm thúc đẩy nền hòa bình, sự thân thiện và hợp tác giữa các bên tham gia.

Năm 2015

Cộng đồng ASEAN chính thức thành lập. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Hiệp hội, đưa ASEAN bước vào giai đoạn hợp tác mới. Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An Ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội.

Năm 2017

ASEAN kỷ niệm 50 năm thành lập. Hiệp hội đã trải qua nửa thế kỷ hình thành và phát triển, trở thành một Cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, gắn kết toàn diện và sâu rộng, góp phần quan trọng duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực, với vai trò và vị thế ngày càng tăng ở khu vực và trên thế giới.

        (Tổng hợp nguồn tài liệu từ Báo Nhân dân điện tử: ASEAN có những dấu mốc quan trọng nào trong quá trình hình thành và phát triển?)

A. TAC là tên viết tắt bằng tiếng Anh của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, được các nước thành viên ASEAN ký kết vào năm 1976.

B. Vai trò và vị thế quốc tế của tổ chức ASEAN bắt đầu được nâng cao kể từ khi tổ chức này chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.

C. Trải qua 50 năm thành lập và phát triển (1967-2017), ASEAN đã thực sự trở thành một cộng đồng vững mạnh và nhất thể hóa tất cả các quốc gia trong khu vực.

D. Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á đã xác định những chuẩn mực, nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước, đặt khuôn khổ cho một nền hòa bình lâu dài ở khu vực.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) - Đúng

b) - Sai

c) - Sai

d) - Đúng

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh

Xem đáp án » 27/11/2024 338

Câu 2:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Trước hết, Liên hợp quốc góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới kể từ năm 1945 đến nay.

Thứ hai, Liên hợp quốc triển khai hoạt động giữ gìn hòa bình ở nhiều khu vực trên thế giới, góp phần chấm dứt nhiều cuộc xung đột, như ở En Xan-va-đo, Goa-tê-ma-la, Mô-dăm-bích,…và hỗ trợ cho tiến trình tái thiết ở nhiều quốc gia thành viên.

Thứ ba, Liên hợp quốc đã soạn thảo và xây dựng được hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị, chống chạy đua vũ trang. Trong đó, tiêu biểu là : Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (1968), Công ước cấm vũ khí hóa học (1993), Hiệp ước của Liên hợp quốc cấm vũ khí hạt nhân (2017),…tạo khuôn khổ cho việc ngăn chặn,tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các loại vũ khí này.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.9-10)

A. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về vai trò của tổ chức Liên hợp quốc trong việc đảm bảo các quyền tự do cơ bản của con người.

B. Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân là một trong những văn kiện được Liên hợp quốc ban hành vào thế kỉ XIX nhằm tạo khuôn khổ cho việc ngăn chặn, tiến tới xỏa bỏ hoàn toàn loại vũ khí này.

C. Với vai trò là tổ chức quốc tế lớn nhất, Liên hợp quốc đã góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba kể từ năm 1945 đến nay.

D. Liên hợp quốc có vai trò to lớn trong việc ngăn chặn sự bùng nổ của các cuộc xung đột diễn ra ở En Xan-va-đo, Goa-tê-ma-la, Mô-dăm-bích.

Xem đáp án » 27/11/2024 285

Câu 3:

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, yếu tố nào sau đây đóng vai trò là trung tâm trong quan hệ quốc tế?

Xem đáp án » 27/11/2024 279

Câu 4:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

   Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ có tác động lớn đến thế giới, đưa tới xu thế phát triển mới.

   Trong quan hệ quốc tế, một trật tự thế giới mới dần hình thành theo xu thế đa cực. Mỹ tiếp tục là siêu cường có sức mạnh vượt trội, nhưng phạm vi ảnh hưởng bị thu hẹp ở nhiều nơi.

    Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ đã mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột như ở Áp-ga-ni-xtan, Cam-pu-chia, Na-mi-bi-a,…

     Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta cũng tạo điều kiện cho các cường quốc mới nổi có vị trí, vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước lớn ở châu Âu.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr. 13)

A. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về tác động của sự sụp đổ trật tự hai cực I-an-ta đến tình hình thế giới.

B. Sự sụp đổ của trật tự hai cực I-an-ta cũng đồng thời chấm dứt các cuộc xung đột và tranh chấp ở nhiều quốc gia thuộc châu Á và châu Phi.

C. Sự sụp đổ của trật tự hai cực I-an-ta là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới mới theo xu hướng đa cực.

D. Sau khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ, vai trò chi phối thế giới từ chỗ thuộc về Liên Xô và Mỹ đã chuyển hẳn sang các cường quốc mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước lớn ở châu Âu.

Xem đáp án » 27/11/2024 267

Câu 5:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của trật tự thế giới mới được hình thành sau khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ?

Xem đáp án » 27/11/2024 152

Câu 6:

Trong giai đoạn xác lập và phát triển của trật tự hai cực I-an-ta, Mỹ và Liên Xô đã có hành động nào sau đây?

Xem đáp án » 27/11/2024 127

Câu 7:

Trật tự thế giới đa cực được hình thành sau khi

Xem đáp án » 27/11/2024 118

Bình luận


Bình luận
Vietjack official store