Câu hỏi:
28/11/2024 212Đọc văn bản:
Bộ đội về làng*
(trích)
Các anh về
Mái ấm nhà vui,
Tiếng hát câu cười
Rộn ràng xóm nhỏ.
Các anh về
Tưng bừng trước ngõ,
Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau.
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con ở rừng sâu mới về.
Làng tôi nghèo
Mái lá nhà tre.
Các anh về
Xôn xao làng bé nhỏ.
Nhà lá đơn sơ
Tấm lòng rộng mở
Nồi cơm nấu dở
Bát nước chè xanh
Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau.
(Hoàng Trung Thông, NXB Văn nghệ, 1955)
* Bài thơ được viết trong thời kỳ tác giả tham gia kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Nhà thơ Hoàng Trung Thông (1925-1993), quê ở Nghệ An, là một cây bút tiêu biểu cho nền thơ cách mạng của nước ta.
Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
C. Tự do
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Từ anh trong bài thơ chỉ ai?
Lời giải của GV VietJack
Đ. Bộ đội
Câu 3:
Trong đoạn thơ, những ai mừng vui trước sự trở về của các anh?
Lời giải của GV VietJack
A. Đàn em, mẹ già
Câu 4:
Hình ảnh nào không thể hiện không khí tươi vui của xóm nhỏ khi các anh về?
Lời giải của GV VietJack
B. Nhà lá đơn sơ
Câu 5:
Chỉ ra những từ láy trong các dòng thơ in đậm.
Lời giải của GV VietJack
A. Tưng bừng, hớn hở
Câu 6:
Dòng nào thể hiện tình cảm quân dân thắm thiết?
Lời giải của GV VietJack
B. Tấm lòng rộng mở, ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau.
Câu 7:
Nêu tác dụng của phép tu từ điệp ngữ các anh về.
Lời giải của GV VietJack
Điệp ngữ các anh về được lặp lại ba lần.
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho bài thơ, kết nối cảm xúc liền mạch giữa các khổ thơ.
+ Nhấn mạnh hình ảnh các anh về đem đến niềm vui cho xóm làng, thể hiện tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
+ Thể hiện tình cảm yêu quý của tác giả với các anh bộ đội.
HS có thể diễn đạt bằng các từ ngữ tương đương, nêu được 2/3 tác dụng đạt điểm tối đa.
Câu 8:
Nguyên nhân nào khiến bà con xóm làng yêu quý, mừng vui đón các anh về?
Lời giải của GV VietJack
- Nguyên nhân khiến bà con xóm làng yêu quý, mừng vui đón các anh về:
+ Các anh đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
+ Các anh đem lại niềm vui cho mẹ già và đàn em nhỏ.
+ Các anh rất gần gũi, quý mến mọi người.
HS nêu được 01 lí do theo quan điểm cá nhân, phù hợp với nội dung đoạn thơ, đạt điểm tối đa.
Câu 9:
Thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra được từ đoạn thơ trên là gì?
Lời giải của GV VietJack
- Thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân:
+ Tình cảm gắn bó thắm thiết giữa bộ đội và nhân dân là tình cảm đáng quý, đáng tự hào cần được giữ gìn, vun đắp.
+ Yêu mến, kính trọng, biết ơn, noi gương các anh bộ đội cụ Hồ.
HS nêu được 01 thông điệp, có thể diễn đạt cách khác nhưng phù hợp, đảm bảo yêu cầu đạt điểm tối đa.
Câu 10:
Viết đoạn văn (khoảng 300 chữ) ghi lại cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn thơ trong phần Đọc hiểu.
Lời giải của GV VietJack
I. Yêu cầu chung
- Đảm bảo hình thức đoạn văn, độ dài khoảng 300 chữ.
- Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn, triển khai hợp lí, vận dụng tốt các thao tác trình bày, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.
- Xác định đúng vấn đề cần trình bày: cảm nghĩ về đoạn trích Bộ đội về làng.
II. Yêu cầu cụ thể
HS trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả và đoạn trích.
- Nêu cảm nghĩ chung về đoạn trích.
HS có thể mở đoạn bằng nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo yêu cầu đạt điểm tối đa.
2. Thân đoạn:
a. Cảm nghĩ về nội dung:
- Cảnh đón bộ đội về làng:
+ Không khí: Mái ấm nhà vui, rộn ràng xóm nhỏ, tưng bừng trước ngõ ... rộn ràng, mừng vui, náo nhiệt.
+ Đàn em nhỏ: hớn hở chạy theo sau hồn nhiên, thấy người đi xa về là vui thích.
+ Mẹ già: bịn rịn, xúc động, thương bộ đội ở rừng sâu thiếu thốn, gian khổ.
→ Xóm làng rộn ràng, vui mừng như đón người thân (người anh, người con) đi chiến đấu trở về.
- Cảnh làng quê:
+ Hình ảnh Mái lá nhà tre, nhà lá đơn sơ, nồi cơm nấu dở, bát nước chè xanh thể hiện cuộc sống đạm bạc, đơn sơ nhưng quân dân quây quần ấm cúng.
+ Hình ảnh Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau khắc họa tình cảm quân dân gần gũi, gợi liên tưởng đến hình ảnh đoàn tụ gia đình đầm ấm.
+ Hình ảnh Tấm lòng rộng mở tô đậm tình cảm nồng ấm, thân tình, quý mến của dân làng dành cho các anh bộ đội.
→ Tình quân dân thắm thiết như tình cảm ruột thịt.
b. Cảm nghĩ về nghệ thuật:
- Ngôn ngữ bình dị, chân thực; hình ảnh giản dị, thân thương ...
- Tác dụng của thể thơ tự do, vần, nhịp linh hoạt; các từ láy tượng hình, tượng thanh; điệp ngữ ... thể hiện tình cảm chân thành, mộc mạc, gắn bó giữa nhân dân và bộ đội khi trở về làng trong những năm kháng chiến chống Pháp.
- HS không viết được 02 ý: nội dung, nghệ thuật nhưng có ý đạt 0,5 điểm.
- HS viết được 02 ý: nội dung, nghệ thuật nhưng chưa cụ thể, chi tiết đạt 1,0-1,75 điểm.
- HS viết được 02 ý: nội dung, nghệ thuật. Trong mỗi khía cạnh có chỉ ra được các yếu tố hình ảnh, âm thanh, biện pháp tu từ, đặc điểm thể thơ ... nhưng còn sơ sài đạt 2,0-2,5 điểm.
- HS viết được 02 ý: nội dung, nghệ thuật. Trong mỗi khía cạnh có chỉ ra được các yếu tố hình ảnh, âm thanh, biện pháp tu từ, đặc điểm thể thơ, ... trình bày rõ cảm nghĩ đạt 2,75-3,0 điểm.
3. Kết đoạn: Nêu khái quát cảm nghĩ về đoạn trích.
HS có thể kết đoạn bằng nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo yêu cầu đạt điểm tối đa.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Hình ảnh nào không thể hiện không khí tươi vui của xóm nhỏ khi các anh về?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 1)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 4 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 2 )
Bộ 15 đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án( Đề 4)
7 câu Trắc nghiệm Từ Hán Việt Chân trời sáng tạo có đáp án
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án( Đề 5)
về câu hỏi!