Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề, hiện tượng đời sống
Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
Thân bài phân tích đưa ra nguyên nhân, biện pháp… thông qua các lí lẽ và dẫn chứng…
Kết bài khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn nghị luận về hiện tượng ô nhiễm môi trường.
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: vấn đề ô nhiễm môi trường.
2. Thân bài
a. Giải thích vấn đề
Ô nhiễm môi trường là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người.
b. Thực trạng
- Hàng ngày có hàng tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển. Bên cạnh đó, môi trường nước ngọt cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề do khí thải công nghiệp, khí thải xe cộ và mùi rác thải sinh hoạt của con người.
- Diện tích rừng bị chặt phá ngày càng tăng.
c. Nguyên nhân
- Chủ quan: Do ý thức kém của con người.
- Khách quan: Do hiện tượng cực đoan của xã hội; do sự quản lí của nhà nước hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lí.
d. Hậu quả
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
- Mất đi các nguồn lợi từ biển: các hải sản, du lịch biển.
- Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.
e. Giải pháp
- Mỗi người cần có ý thức bảo vệ môi trường sống quanh mình, thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất để khiến cho môi trường được cải thiện tốt hơn.
- Nhà nước cần tăng cường sự quản lí cũng như xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm làm ô nhiễm môi trường.
- Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm nước thải ... hiện nay.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: hiện tượng ô nhiễm môi trường; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Việc sử dụng số từ góp phần tăng hiệu quả biểu đạt nội dung của văn bản như thế nào?
Câu 5:
Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
Câu 6:
Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm nhận ngắn gọn trong 4 - 6 dòng)
về câu hỏi!