Câu hỏi:
04/12/2024 67Em hãy viết bài văn phân tích nhân vật Lụm còi trong câu chuyện cùng tên của Nguyễn Ngọc Tư.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Thân bài phân tích tác phẩm truyện. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm truyện.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Em hãy viết bài văn phân tích nhân vật Lụm Còi
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
1. Mở bài
- Giới thiệu được tác giả Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn Lụm còi.
2. Thân bài
- Giới thiệu hoàn cảnh nhân vật Lụm:
+ Mẹ bỏ rơi từ lúc còn bé xíu, được bà lão bán bành mì nhặt về nuôi.
+ Lớn lên. Lụm đi bán bánh mì, mỗi đêm lại ra ngã tư tìm mẹ, nhưng nhiều năm vẫn chưa tìm thấy.
à Nhận xét: Hoàn cảnh đáng thương, phải vất vả mưu sinh, thiếu thốn tình cảm gia đình.
- Tính cách của Lụm: Chăm chỉ, hiền lành
- Tình cảm dành cho mẹ và khát khao được gặp mẹ: Đêm đêm, Lụm ra ngã tư - nơi bị mẹ bỏ rơi ngày nhỏ mong gặp mẹ với niềm tin mãnh liệt: "Thế nào má đi qua má cũng nhìn ra tao." Lụm mong tìm lại má dù có bị đánh mắng cũng hạnh phúc: "Chẳng thà có má, có ba, bị rầy gì tao cũng chịu"
- Nhận xét về ngôn ngữ kể chuyện: Ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư đậm chất miền Nam; không trau chuốt, bóng bảy mà giản dị, đời thường. Chị dường như mang ngôn ngữ trong đời sống vào tác phẩm. Đó còn là thứ ngôn ngữ rất giàu cảm xúc.
3. Kết bài
- Cảm nghĩ của người viết về truyện ngắn.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
về câu hỏi!