Câu hỏi:

28/02/2020 250

Khả năng kháng thuốc của một loài động vật do một gen nằm ở ti thể quy định. Người ta thực hiện một phép lai P giữa con đực có khả năng kháng thuốc với con cái không có khả năng kháng thuốc, đời con xuất hiện 10% số con có khả năng kháng thuốc. Biết rằng hiện tượng đột biến không xảy ra trong quá trình giảm phân tạo giao tử của cả hai giới đực và cái. Cho một số nhận xét như sau:

(1) Tính trạng không kháng thuốc là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng kháng thuốc.

(2) Khả năng kháng thuốc ở hợp tử sẽ thay đổi khi bị thay bằng một nhân tế bào có kiểu gen hoàn toàn khác.

(3) Tính trạng kháng thuốc ở đời con chỉ xuất hiện ở các cá thể cái.

(4) Con cái không có khả năng kháng thuốc ở thế hệ bố mẹ chỉ mang một loại alen về tính trạng kháng thuốc.

(5) Nếu thực hiện phép lai nghịch thì tất cả con sinh ra đều có khả năng kháng thuốc.

Phương án nào sau đây là đúng?

Đáp án chính xác

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án B

Khả năng kháng thuốc của một loài động vật do một gen nằm ở ti thể quy định nên sự biểu hiện tính trạng ở đời con chịu sự quyết định bởi mẹ.

(1) Đúng vì đời con xuất hiện hai loại kiểu hình khác nhau chứng tỏ mẹ có chứa đồng thời hai loại alen là alen qui định khả năng kháng thuốc và alen qui định mất khả năng kháng thuốc; đồng thời lại biểu hiện kiểu hình không kháng thuốc nên alen qui định không có khả năng kháng thuốc là trội.

(2) sai vì gen qui định khả năng kháng thuốc của một loài động vật do một gen nằm ở ti thể quy định nên khi thay nhân tế bào không làm thay đổi khả năng kháng thuốc của hợp tử.

(3) sai vì sự biểu hiện của gen ngoài nhân không có sự phân hóa giới tính ở đời con.

(4) sai vì con cái P phải chứa 2 loại alen (như đã phân tích ở ý 1).

(5) đúng vì khi thực hiện phép lai nghịch, mẹ mang kiểu hình lặn chỉ chứa 1 loại alen lặn qui định có khả năng kháng thuốc nên đời con sinh ra hoàn toàn giống mẹ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Từ một tế bào hoặc một mô thực vật có thể nuôi cấy để phát triển thành một cây hoàn chỉnh là vì tế bào thực vật có tính

Xem đáp án » 28/02/2020 12,954

Câu 2:

Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu cùng tồn tại mà ít khi xảy ra sự cạnh tranh. Có bao nhiêu khả năng dưới đây có thể là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?

(1) Các loài chim này cùng ăn một loài sâu nhưng hoạt động ở những thời điểm khác nhau trong ngày.

(2) Các loài chim này ăn những loài sâu khác nhau.

(3) Các loài chim này ăn cùng một loại sâu nhưng có nơi ở khác nhau.

(4) Các loài chim này cùng ăn một loại sâu nhưng hoạt động ở một vị trí khác nhau trong rừng.

(5) Các loài chim này có xu hướng chia sẻ thức ăn cho nhau để cùng nhau tồn tại.

Xem đáp án » 28/02/2020 8,504

Câu 3:

Ở người, răng khểnh alen lặn a nằm trên NST thường qui định, alen trội A qui định răng bình thường; thuận tay phải do một alen trội B nằm trên cặp NST thường khác quy định, alen lặn b quy định thuận tay trái. Cả hai tính trạng này đều thể hiện hiện tượng ngẫu phối và cân bằng di truyền qua các thế hệ. Trong một quần thể cân bằng người ta thấy tần số alen a là 0,2, còn tần số alen B là 0,7. Nếu một người đàn ông thuận tay phải, răng bình thường và một người phụ nữ thuận tay phải, răng khểnh trong quần thể này lấy nhau thì khả năng họ sinh ra một đứa con trai thuận tay trái, răng bình thường và một đứa con gái thuận tay phải, răng khểnh là bao nhiêu?

Xem đáp án » 28/02/2020 4,382

Câu 4:

Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là

Xem đáp án » 28/02/2020 4,356

Câu 5:

Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có 2 alen, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Kiểu hình thân cao ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 84%. Cho các phát biểu sau:

(1) Trong quần thể ban đầu, kiểu gen đồng hợp trội chiếm tỉ lệ cao hơn đồng hợp lặn.

(2) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể ban đầu cao hơn so với thế hệ F1.

(3) Trong số cây thân cao ở thế hệ P, tỉ lệ cây dị hợp là 3/5.

(4) Nếu chỉ chọn các cây thân cao ở thế hệ P ngẫu phối, sau đó, trong mỗi thế hệ lại chỉ cho các cây thân cao ngẫu phối liên tiếp thì tỉ lệ cây thân thấp thu được ở đời F3 là 1/49.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án » 28/02/2020 4,340

Câu 6:

Các cây ngày ngắn là

Xem đáp án » 28/02/2020 2,546

Câu 7:

Tiếng hót của con chim được nuôi cách li từ khi mới sinh thuộc loại tập tính

Xem đáp án » 28/02/2020 908

Bình luận


Bình luận