Câu hỏi:
07/12/2024 16Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận về vấn nạn bạo hành trẻ em hiện nay.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở - Thân – Kết.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết văn bản nghị luận về vấn nạn bạo hành trẻ em
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
1. Mở bài
Dẫn dắt giới thiệu vấn nạn bạo hành trẻ em, nêu quan điểm
2. Thân bài
a. Bạo hành trẻ em là gì?
- Bạo hành là những hành động và lời nói có tính chất vũ phu, ngang ngược, đôi khi vô cùng độc ác: xúc phạm, chà đạp, đay nghiến, tra tấn đánh đập làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác.
- Bạo hành trẻ em là những hành động vô nhân tính, độc ác đối với những đứa trẻ.
b. Thực trạng bạo hành trẻ em
- Trên thế giới và ở Việt Nam những năm gần đây có hàng loạt vụ bạo hành trẻ em, xảy ra ở nhiều địa phương, nhiều môi trường sống
- Đưa ra những dẫn chứng cụ thể
- Theo thống kê, trung bình mỗi năm Việt Nam có hơn 2000 trẻ bị xâm hại, bạo hành, 65,88% do người thân trong gia đình gây ra.
- Bạo hành trẻ em còn biểu hiện qua việc xúc phạm nhân phẩm, mắng nhiếc, dọa nạt khủng bố tinh thần các em.
c. Nguyên nhân của nạn bạo hành
- Chủ quan là từ sự tàn nhẫn, vô cảm, suy đồi nhân cách của con người.
- Một số ít nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của cha mẹ khi còn bé, do áp lực cuộc sống...
- Dù là nguyên nhân nào, bạo hành cũng là hành động vô lương tâm, suy đồi đạo đức, đi ngược lại luật pháp, lí lẽ thông thường.
d. Hậu quả bạo hành trẻ em
Với những đứa trẻ là nạn nhân bị bạo hành, ngoài những tổn thương về cơ thể như thương tật, những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành sẽ bị tổn thương về tâm lý.
Thể chất suy kiệt, trẻ chậm phát triển, có thể bị trầm cảm, rối loạn hành vi ứng xử.
Khi trẻ sống trong môi trường bị cha mẹ đánh đập, xúc phạm, trẻ dễ trở thành kẻ bạo lực, thậm chí tội phạm nguy hiểm của xã hội.
e. Biện pháp giải quyết
- Gia đình, xã hội và mỗi cá nhân cần có ý thức, biện pháp giáo dục, quan tâm.
- Nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng về hậu quả của bạo lực đối với trẻ em.
- Cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi theo, có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc với con cái.
- Cộng đồng không thờ ơ, vô cảm trước nạn bạo hành con trẻ.
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề nghị luận và liên hệ bản thân
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự.
Câu 4:
Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó”.
Câu 5:
Anh/ chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 3
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 1)
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 8
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 7
về câu hỏi!