Câu hỏi:
08/12/2024 267Cặp mắt anh lại đang nhìn xói vào cái mặt tôi đang được bàn tay anh dằn ngửa ra. Da mặt tôi cứ dày lên. Tôi nhắm mắt, rồi mở mắt. Mỗi lúc mở mắt, tôi không thể nhìn đi đâu khác cặp mắt anh. Trời ơi, có lẽ tôi ngồi trên ghế cắt tóc ở cái quán này đã một nửa thế kỷ? Chốc nữa, sắp tới, anh sẽ làm gì tôi đây?
- Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã lòa cả hai mắt kia! Bây giờ thì tấm hình tao đã được trưng trên các tạp chí hội họa của khắp các nước. Người ta đã trân trọng ghi tên mày bên dưới, bên cạnh mấy chữ: "Chân dung chiến sĩ giải phóng". Thật là danh tiếng quá!
- Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu là một anh thợ vẽ truyền thần, công việc nghệ sĩ là phục vụ cả một số đông người, chứ không phải chỉ phục vụ một người! Anh chỉ là một cá nhân, với một cái chuyện riêng của anh, anh hãy chịu để cho tôi quên đi, để phục vụ cho cái đích lớn lao hơn. Anh đã thấy đấy, bức "chân dung chiến sĩ giải phóng" đã đóng góp đôi chút vào công việc làm cho thế giới hiểu cuộc kháng chiến của chúng ta thêm!
"A ha! Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi hả... Có quyền lừa dối hả? Thôi, anh bước khỏi mắt tôi đi. Anh cút đi!".
Một bận, đến hai ngày liền tôi không thấy anh thợ của tôi làm việc. Cái quán cắt tóc bỏ vắng hai ngày liền. Sáng ngày thứ ba vẫn thế. Và lại thấy một người đàn bà ra dọn dẹp, chứ không phải bà cụ già lòa như mọi ngày. Tôi chạy sang. Chiếc ghế cắt tóc không còn nữa. Chỉ còn chiếc gương và mấy cái chai lọ. Người đàn bà hỏi tôi:
- Bác đến cắt tóc?
- Vâng.
- Nhà em mấy hôm nay đang dọn cái chỗ làm mới ở phố ngoài kia. Ngày mai xong. Xin mời bác đến.
Vợ anh có vẻ trạc tuổi gần ba mươi. Một khuôn mặt đàn bà hiền lành. Chị vừa nói vừa bóc tấm tranh của tôi ra. Tôi gợi chuyện.
- Bức tranh đẹp đấy chứ, chị nhỉ?
Người đàn bà hơi đỏ mặt, cuốn tấm tranh lại một cách cẩn thận. Lâu sau mới đáp:
- Anh nhà tôi bảo: Anh bộ đội trong tờ tranh này chính là người ta vẽ anh ấy. Hồi anh ấy còn ở bộ đội trong B. Cho nên mới mua về treo.
- Anh ấy nói với chị thế?
- Vâng.
- Hôm trước tôi đến cắt tóc ở đây có thấy một bà cụ...
- Là mẹ anh nhà tôi. Thế ra bác là khách quen?
- Vâng. Bà cụ bị tật lâu chưa?
- Thưa đã lâu. Đã chín năm nay.
- Vì sao?
- Bà cụ lòa đi cũng vì anh nhà tôi. Ngày đó bỗng nhiên có tin ra nhà tôi hy sinh. Bà cụ đâm ốm. Anh ấy là con một. Bà cụ nhớ anh ấy, nửa đêm cũng trở dậy đi lang thang. Cứ khóc hoài...
- Bà cụ lòa từ năm nào, chị biết không?
- Từ 69.
- Từ tháng mấy?
- Tôi cũng không nhớ thật rõ, có lẽ khoảng giữa năm.
Tôi ra đến Hà Nội vào đầu tháng ba năm ấy. Nếu tôi là một người tử tế ra thì không khéo bà cụ không bị lòa, không những thế mà tôi còn có thể làm cho bà cụ khỏe ra! Chính tôi đã làm cho bà mẹ anh trở thành mù lòa?
[…] Tôi quyết định phải trở lại cái quán kia. Tôi quyết định phải chường cái mặt mình ra, chứ không được lẩn tránh. Tôi không cho phép tôi chạy trốn. Bà cụ lại ngước mắt lên nhìn tôi như lần trước khuôn mặt đờ đẫn và hoan hỉ:
- Thưa ông đến cắt tóc?
- Vâng ạ!
Anh thợ cắt tóc nghe mẹ lên tiếng mới quay người lại. Tôi vừa kịp nhận ra được từ nơi cặp mắt vẫn còn trẻ của anh chiếu thẳng về phía tôi một cái nhìn ban đầu soi mói, ngạc nhiên, rồi hơi nghiêm mặt lại. Nhưng những diễn biến phản ứng trên cái mặt người thợ chỉ diễn ra nhanh như một cái chớp mắt. Ngay sau đó anh lại trở lại cái vẻ mặt và cử chỉ từ tốn, điềm đạm, ân cần của một người thợ cắt tóc đứng đắn và yêu nghề.
Da mặt tôi tự nhiên dày cộm lên.
- Mời bác ngồi!
Tôi cố trấn tĩnh để khỏi run lập cập, bước tới ngồi vào cái ghế gỗ như một cái ghế tra điện.
- Bác vẫn cắt như cũ?
- Vâng.
…
"Lần này anh lại đối xử với tôi như lần trước đây?"
"Phải".
"Anh cũng không trách mắng, chỉ trán chỉ mặt tôi?"
"Không! Anh cứ yên tâm. Trước sau tôi vẫn coi anh là một nghệ sĩ tài năng đã có nhiều cống hiến cho xã hội".
"Bây giờ anh nói với tôi một điều gì đi, khuyên tôi một nhời đi!"
"Không".
"Tôi có phải cút khỏi đây không?"
"Không. Anh cứ đến đây. Tôi cắt cho anh kỹ lắm, anh biết đấy!"
Gần nửa năm, tôi đã để vào bức tranh sơn mài tất cả công sức và sự suy nghĩ, và trong suốt thời gian ấy, một đôi lần tôi cũng gợi lại chuyện cũ nhưng người thợ vẫn một mực cố tỏ ra chưa hề bao giờ quen biết tôi. Trở về làm một anh thợ cắt tóc cũng như lúc ở bộ đội, anh vẫn lẳng lặng sống như vậy để cho người chung quanh tự phán xét lấy những công việc đã làm. Lời đề nghị rụt rè của anh: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.
Bây giờ thì cái tác phẩm mới của tôi đã hoàn thành. Tôi đang đối mặt với chính mình, để viết những dòng này, như những lời chú giải cho một tác phẩm hội họa thể hiện một cái mặt người rất lớn: những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa mái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn, và một nửa mái tóc đã cắt, thoạt trông như một phần bộ óc mầu xám vừa bị mổ phanh ra. Phần bên dưới khuôn mặt như vẫn đang được giấu kín dưới một cái mặt nạ: dưới cằm và hai bên mép phủ kín bọt xà phòng. Không trông rõ miệng, chỉ thấy một vệt mầu đen lờ mờ nổi bồng bềnh trên những đám bọt xà phòng. Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.
(Trích truyện ngắn Bức tranh,
Nguyễn Minh Châu, tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,1983)
Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Ngôi thứ nhất
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là?
Lời giải của GV VietJack
A. Tự sự
Câu 3:
Người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn:
Lời giải của GV VietJack
B. Điểm nhìn của nhân vật tôi, điểm nhìn bên trong chiếm ưu thế
Câu 4:
Bức tranh của người họa sĩ vẽ có tên là gì?
Lời giải của GV VietJack
D. “Chân dung chiến sĩ giải phóng"
Câu 5:
Từ “tranh sơn mài” được định nghĩa là: chất liệu hội hoạ, trong và bóng, chế từ nhựa sơn, thường dùng vẽ tranh. Cách giải thích nghĩa của từ thuộc cách giải thích nào?
Lời giải của GV VietJack
A. Phân tích nội dung nghĩa của từ
Câu 6:
Vì sao bà mẹ (bà cụ) bị mù lòa cả hai mắt?
Lời giải của GV VietJack
B. Bà cụ khóc thương tới lòa hai mắt khi nghe tin con trai hy sinh.
Câu 7:
Trên cương vị là một người họa sĩ, nhân vật “tôi” là người như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
A. Là một nghệ sĩ tài năng, anh ta vốn nghiêm túc với nghệ thuật và công việc.
Câu 8:
Sau khi biết lí do mẹ của anh thợ cắt tóc bị mù, nhân vật “tôi” có thái độ như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
A. Nhận ra lỗi lầm của bản thân và cảm thấy day dứt, trăn trở.
Câu 9:
Phân tích đặc điểm của người kể chuyện trong truyện (ngôi kể, quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật trong truyện, lời kể chuyện và lời nhân vật trong truyện có gì đặc biệt?)
Lời giải của GV VietJack
- Ngôi kể: Ngội thứ nhất – xưng tôi
- Quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật trong truyện: Nhân tôi là người nghệ sĩ từng vẽ bức tranh chàng trai là bộ đội lúc bấy giờ với thông tin anh bộ đội đã mất. Ngày giải phóng, người nghệ sĩ ghé quán cắt tóc đúng quán anh bộ đội ngày xưa mở ra à Mối quan hệ giữa nhân vật tôi và anh thợ cắt tóc, người bộ đội ngày xưa chính là sự áy náy, khó xử khi biết mình chính là một trong những lí do khiến mẹ anh khóc mù hai mắt vì thương nhớ con (tưởng con đã hi sinh)
- Lời kể chuyện và lời nhân vật trong truyện có điều đặc biệt: Người kể chuyện cũng chính là nhân vật tôi, bên cạnh những đoạn đối thoại giữa nhân vật tôi với anh thợ cắt tóc và vợ anh thợ cắt tóc. Còn là những đoạn tưởng tượng ra lời đối thoại có phần trách móc của anh thợ cắt tóc với chính mình à Cho thấy được sự dằn vặt trong tâm trí người nghệ sĩ khi biết có thể bản thân chính là nguyên nhân khiến mẹ anh thợ cắt tóc bị mù.
Câu 10:
Em hiểu như thế nào về lời đề nghị rụt rè của anh thợ cắt tóc trong quá khứ được gợi lại từ dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.
Lời giải của GV VietJack
HS có thể chia sẻ những suy nghĩ của bản thân, có thể tham khảo gợi ý sau:
- Sự cẩn trọng trước những điều mình làm
- Không nên vì những điều ích kỉ, vị kỉ cá nhân mà có thể gây hại tới người khác
- Nhìn nhận lại chính bản thân mình để cố gắng thay đổi và hoàn thiện ngày một tốt hơ
Câu 11:
Em hãy viết bài văn nghị luận phân tích đoạn trích trong truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu
Lời giải của GV VietJack
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở - Thân - Kết.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích đoạn trích trong truyện ngắn Bức tranh – Nguyễn Minh Châu
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu luận đề, vai trò của luận đề với tác phẩm.
Thân bài:
- Tóm tắt tác phẩm (ngắn gọn)
- Hệ thống luận điểm làm sáng tỏ luận đề
+ Luận điểm 1 (lí lẽ + dẫn chứng)
+ Luận điểm 2 (lí lẽ + dẫn chứng)
Lưu ý: HS có thể chọn một vấn đề cụ thể có thể nghị luận về toàn tác phẩm (gồm: nội dung, nghệ thuật, thông điệp,…)
Kết bài:
Tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và đánh giá của cá nhân về con người, cuộc sống.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Từ “tranh sơn mài” được định nghĩa là: chất liệu hội hoạ, trong và bóng, chế từ nhựa sơn, thường dùng vẽ tranh. Cách giải thích nghĩa của từ thuộc cách giải thích nào?
Câu 6:
Trên cương vị là một người họa sĩ, nhân vật “tôi” là người như thế nào?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 10
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 12
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
14 câu Trắc nghiệm Tìm hiểu chi tiết Chí Phèo Kết nối tri thức có đáp án
về câu hỏi!