Câu hỏi:
08/12/2024 407Anh béo và anh gầy
Hai người bạn cũ gặp nhau trên sân ga. Một người béo, một người gầy. Anh béo vừa ăn ở nhà ga xong, người toát ra mùi rượu nho loại nặng. Còn anh gầy vừa mới xuống tàu, lỉnh kỉnh hành lý, người toát ra mùi thịt ướp, mùi bã cà phê. Sau lưng anh gầy là cô vợ gầy gò và một cậu con trai cao lêu nghêu.
- Porpphiri đấy ứ? - Anh béo kêu lên - Đúng là bạn thân mến của tôi! Ôi, biết bao lâu chúng mình không gặp nhau…
- Trời, Misa! Bạn từ thuở nhỏ của tôi! - Anh gầy sửng sốt, mừng rỡ.
Hai người bạn ôm hôn nhau đến ba lần, mắt rưng rưng, chăm chú nhìn nhau.
- Mình quả thật không ngờ - anh gầy lên tiếng. Nào, cậu thẳng người, mình xem nào. Ôi, trông cậu vẫn đẹp trai, vẫn lịch thiệp như xưa. À, mà cậu bây giờ thế nào rồi? Giàu không? Lấy vợ chưa? Mình thì có vợ rồi…Đây, vợ mình đây! Còn đây là con trai mình. Này con, đây là bạn hồi học phổ thông với bố đấy!
Khi cậu con trai bỏ mũ ra chào, anh gầy nói tiếp:
- Bác là bạn cùng học với bố đấy! - Anh gầy quay sang bạn - À này, cậu còn nhớ cậu bị chúng nó trêu chọc thế nào không? Chúng nó gọi cậu là Gêrôxtơrát Ba vì cậu lấy thuốc lá châm cháy một quyển sách; còn mình thì chúng gọi Ephian Bốn vì mình hay mách...Dạo ấy mình trẻ con thật! - anh gầy lại nói với con trai - Đừng sợ con! Con lại gần bác thêm chút nữa nào! Còn đây là vợ mình…
Anh béo hoan hỉ lên tiếng:
- Bây giờ anh sống ra sao? Làm ở đâu? Thành đạt rồi chớ?
- Mình cũng đi làm. Hai năm nay là nhân viên bậc 8, cũng được mề đay hạng năm. Vợ mình dạy nhạc. Mình còn làm thêm tẩu thuốc bằng gỗ. Tẩu đẹp lắm, mình bán 1 rúp 1 cái. Cũng cố sống tàm tạm cậu ạ. Trước đây mình làm ở cục, giờ mình được chuyển về đây, được thăng lên 1 bậc. Còn cậu sao rồi? Chắc là viên chức cỡ bậc 5 rồi chớ, phải không?
- Không đâu, anh bạn ạ, cao hơn thế nữa. Mình là viên chức bậc 3 có hai mề đay của nhà nước.
Anh gầy bỗng tái mặt, ngây người ra, nhưng lát sau thì toét miệng cười, mắt sáng lên, toàn thân lại co rúm, so vai rụt cổ, khúm núm:
- Dạ, bẩm quan trên… tôi… tôi rất lấy làm hân hạnh ạ. Bạn… nghĩa là bạn từ nhỏ, thế rồi, bỗng nhiên bạn làm chức to thế…
Anh béo cau mặt:
- Cậu nói gì thế? Sao cậu lại nói cái giọng đó? Mình với cậu là bạn từ thuở nhỏ mà, việc gì cậu lại giở cái giọng quan chức thế?
Anh gầy cười hì hì:
- Dạ, bẩm quan… Quan lớn dạy gì ạ? - anh gầy càng rúm ró - quan lớn chiếu cố cho như thế này, kẻ bần dân này đội ơn lắm lắm. Dạ, bẩm quan lớn, thưa đây là con trai tôi, Naphanain… và đây là vợ tôi, Luida.
Anh béo bực mình định quở trách thêm. Tuy nhiên khi nhận thấy trên mặt anh gầy toát ra vẻ nô lệ kính cẩn đến mức làm cho anh béo vừa thất vọng vừa buồn nôn. Anh béo vội ngoảnh mặt đi và đưa tay chào từ biệt anh gầy.
Anh gầy sung sướng nắm mấy ngón tay anh béo, cúi gập người xuống chào, cười hì hì. Cả vợ và con anh gầy cũng ngạc nhiên đầy thú vị.
(Tuyển tập truyện ngắn của Sê-khốp)
Phương thức biểu đạt của truyện ngắn trên là?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
B. Tự sự
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
Lời giải của GV VietJack
C. Ngôi thứ ba
Câu 3:
Nhân vật chính trong truyện ngắn trên là?
Lời giải của GV VietJack
D. Anh béo và anh gầy
Câu 4:
Thái độ ban đầu của anh gầy khi gặp anh béo là gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Sửng sốt, mừng rỡ
Câu 5:
Tại sao anh gầy “bỗng tái mặt, ngây người ra, nhưng lát sau thì toét miệng cười, mắt sáng lên, toàn thân lại co rúm, so vai rụt cổ, khúm núm”?
Lời giải của GV VietJack
A. Anh béo tiết lộ mình là quan chức bậc ba và có hai mề đay của nhà nước.
Câu 6:
Vì sao anh béo bỗng cảm thấy “vừa thất vọng vừa buồn nôn”?
Lời giải của GV VietJack
B. Khi anh gầy bỗng quay ngoắt thái độ, gọi anh béo là quan lớn và trên gương mặt anh gầy toát ra vẻ nô lệ, kính cẩn.
Câu 7:
Hình tượng hai nhân vật anh béo và anh gầy có ý nghĩa gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Tác giả đã thể hiện sự châm biếm một cách tinh tế qua hai nhân vật béo và gầy. Thái độ phóng khoáng, niềm nở hết lòng vì tình nghĩa của anh béo. Và sự đối lập mang tính tự ti, tâm lí nô lệ, khuất phục trước quyền lực của anh gầy cũng là tâm lí của nhiều người Nga thời đó.
Câu 8:
Chủ đề của truyện ngắn trên là gì?
Lời giải của GV VietJack
A. Lên án xã hội Nga lúc bấy giờ với nhiều con người có tâm lí nô lê, tính cách què quặt đang ngày càng thu mình trong bóng tối, không có ánh sáng của sự chân thành.
Câu 9:
Chi tiết “Mấy thứ vali, hộp túi của anh ta cũng co rúm lại, nhăn nhó” gợi tả điều gì? Nêu ý nghĩa của chi tiết đó.
Lời giải của GV VietJack
- Chi tiết “Mấy thứ vali, hộp túi của anh ta cũng co rúm lại, nhăn nhó” nó gợi tả xã hội Nga bị bao trùm bởi nỗi sợ, sự e dè quyền lực.
- Bóng tối ấy không chỉ xuất hiện ở con người từ thế hệ lớn tuổi đến thế hệ mầm non mà ngay cả cảnh vật cũng bị nhuốm màu.
- Dường như cả xã hội Nga đang bị ngập chìm trong đó, không có ánh sáng của sự chân thành.
Câu 10:
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày về nghệ thuật truyện ngắn Anh béo và anh gầy
Lời giải của GV VietJack
Học sinh đưa ra suy nghĩ của mình, tuy nhiên phải nhắc đến được: Nghệ thuật trong “anh béo và anh gầy” là nghệ thuật tương phản đối lập.
- Biểu hiện: (HS có thể nêu được từ 2 – 3 ý đạt tối đa 0.75 điểm)
+ Ngay từ nhan đề của bài, đặt giữa hai hình tượng “anh béo” - “anh gầy” tác giả đã dự đoán trước được số phận của hai con người này.
+ Người to béo thì có cuộc sống nhẹ nhàng, không phải lo toan, ngược lại anh gầy lại tỉ lệ nghịch với ngoại hình của anh gầy
+ Điều đó còn được thể hiện qua việc đầu thì anh gầy vui vẻ, niềm nở với người bạn cũ, khi biết được anh béo là viên chức bậc ba, anh lại tỏ thái độ khúm núm trước quyền lực, tâm lý nô lệ. Không khí khi mới gặp lại thì sôi nổi, lúc chia tay lại trùng xuống.
+ Nổi bật hai tính cách, hai thái độ để cho thấy được tâm lí nô lệ, phụ thuộc, thiếu đi sự chân thành của người lao động nghèo ở Nga lúc bấy giờ.
Câu 11:
Dựa vào nội dung của văn bản trên, em hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá hình tượng hai nhân vật “anh béo” và “anh gầy” trong tác phẩm Anh béo và anh gầy của Sê-khốp.
Lời giải của GV VietJack
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở - Thân - Kết.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích nội dung và nghệ thuật trên bình diện nhân vật trong truyện ngắn.
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
* Anh béo
+ có điều kiện sống tốt + không coi thường bạn bè + khi gặp lại bạn anh mừng rỡ reo lên.
+ nhận ra bạn ngay khi thấy bóng dáng rồi ôm hôn nhau cảm động ngạc nhiên
=> luôn coi anh gầy là bạn bè thân thiết
+ tâm trạng trùng xuống khi bạn mình thay đổi, từ hào hứng vui vẻ thành buồn nôn, chán nản
=> Tác giả đã diễn tả tinh tế cảm xúc của anh béo. anh béo no đủ vô tư, nhưng rồi cũng vì sự thay đổi miễn cưỡng và gượng ép của bạn thân xưa mà buồn phiền
b. Anh gầy
+ nhom nhem
+ lỉnh kỉnh đồ đạc, gánh nặng
+ anh gầy tái mét khi nhận ra bạn có địa vị cao hơn mình
=> mắt anh ta sáng lên, sau đó lại cuống quýt mâu thuẫn
+ cách xưng hô trở nên miễn cưỡng, hoa mĩ và xa cách
=> anh gầy lúc đầu vẫn thân thiết, hạnh phúc vì gặp lại bạn, nhưng rồi lại sợ hãi và khúm núm trước quyền lực.
=> anh trở nên xu nịnh trước quyền lực khiến anh béo khó chịu buồn nôn
c. Chủ đề, tư tưởng được thể hiện qua hai nhân vật: Lên án xã hội Nga lúc bấy giờ với nhiều con người có tâm lí nô lê, tính cách què quặt đang ngày càng thu mình trong bóng tối, không có ánh sáng của sự chân thành.
Về nghệ thuật: Chỉ ra nghệ thuật đối lập trong khắc họa hình tượng nhân vật
+ Ngay từ nhan đề của bài, đặt giữa hai hình tượng “anh béo” - “anh gầy” tác giả đã dự đoán trước được số phận của hai con người này.
+ Người to béo thì có cuộc sống nhẹ nhàng, không phải lo toan, ngược lại anh gầy lại tỉ lệ nghịch với ngoại hình của anh gầy
+ Điều đó còn được thể hiện qua việc đầu thì anh gầy vui vẻ, niềm nở với người bạn cũ, khi biết được anh béo là viên chức bậc ba, anh lại tỏ thái độ khúm núm trước quyền lực, tâm lý nô lệ. Không khí khi mới gặp lại thì sôi nổi, lúc chia tay lại trùng xuống.
+ Nổi bật hai tính cách, hai thái độ để cho thấy được tâm lí nô lệ, phụ thuộc, thiếu đi sự chân thành của người lao động nghèo ở Nga lúc bấy giờ.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Tại sao anh gầy “bỗng tái mặt, ngây người ra, nhưng lát sau thì toét miệng cười, mắt sáng lên, toàn thân lại co rúm, so vai rụt cổ, khúm núm”?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 10
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 12
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
14 câu Trắc nghiệm Tìm hiểu chi tiết Chí Phèo Kết nối tri thức có đáp án
về câu hỏi!