Câu hỏi:

09/12/2024 149

CÂU CHUYỆN KIẾN GIẾT VOI

Trong một khu rừng rậm có một con voi rất hung dữ. Gặp bất kì loài vật nào, Voi cũng dùng đôi ngà ghê gớm của mình húc chết. Voi chưa chịu thua một loài vật nào. Vì vậy, càng ngày Voi càng kiêu ngạo.

Một hôm, Voi đang nghênh ngang đi dạo thì gặp một đàn kiến vàng bò qua đường. Cho rằng đàn Kiến bé nhỏ láo xược, Voi quát:

- Đàn Kiến ranh con kia! Chúng bay không biết tao là ai hay sao mà chúng bay dám bò ngang qua đường tao đi? Tao chỉ khẽ dẫm chân lên một cái là chúng mày chết cả nút. Chúng mày không biết thân biết phận tí nào cả.

Trái với Voi nghĩ, đàn kiến bé nhỏ đã cứng cỏi đáp lại:

- Này bác Voi, chúng tôi là những người biết mình biết người. Chúng tôi không bao giờ kiêu ngạo với ai cả. Nhưng nếu bác cậy sức muốn đánh nhau với chúng tôi thì chúng tôi cũng không sợ. Chúng tôi cũng không chịu lùi bước trước một sức mạnh nào đâu.

Nghe đàn Kiến trả lời như vậy, Voi nổi giận điên người. Voi lồng lên, định dẫm đàn kiến chết tan xác dưới bàn chân to lớn của mình. Đàn kiến nhỏ bé đã nhanh nhẹn tản ra, bám ngay lấy chân Voi mà leo lên lưng Voi. Đàn kiến bảo nhau xúm cả vào hai mắt Voi mà cắn, khiến Voi không sao mở được mắt nữa. Trong khi hai mắt Voi còn cay xè thì đàn kiến lại bảo nhau chui vào hai tai Voi mà đục thủng màng nhĩ. Voi đau buốt đến tận óc.

Voi cố lấy vòi để thổi và quét đàn kiến xuống đất nhưng không xuể vì đàn kiến đông quá. Đàn Kiến lại chui vào vòi Voi mà đốt, mà cắn. Voi không tài nào chịu nổi, ngã lăn ra, kêu khóc, giãy giụa ầm trời. Đàn Kiến đã đi báo thêm cho nhau biết và kéo tới mỗi lúc một nhiều, xúm vào đốt Voi cho tới chết mới chịu buông tha.

Từ đấy, họ hàng nhà voi bảo nhau phải tránh xa giống kiến nhỏ bé nhưng ghê gớm. Trước khi ăn gì, họ hàng nhà voi đều cuốn thức ăn vào vòi, giũ thật sạch để không còn Kiến nữa rồi mới dám ăn. Và voi cũng hết sức để ý, không bao giờ để cho kiến leo được lên trên người mình.

(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số hình thức nghệ thuật của truyện ngụ ngôn sau:

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Chủ đề và một số hình thức nghệ thuật của truyện ngụ ngôn Câu chuyện Kiến giết voi.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu truyện và định hướng bài viết.

- Chủ đề và ý nghĩa chủ đề:

+ Chủ đề của truyện: khuyên mỗi người không nên có tính kiêu ngạo, coi thường người khác và hiếp đáp kẻ yếu hơn mình.

+ Ý nghĩa: Từ câu chuyện của Voi và Kiến, tác giả dân gian đã gửi gắm thông điệp đến những người trong xã hội sống kiêu ngạo, huênh hoang cuối cùng sẽ nhận cái kết cay đắng.

- Hình thức nghệ thuật:

+ Đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn: dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật để hướng đến cho người đọc một chủ đề, triết lí nhân sinh, bài học cuộc sống, khuyên nhủ, răn dạy con người.

+ Cốt truyện: tóm tắt ngắn gọn truyện ngụ ngôn: Truyện kể về một con voi to lớn, hung hăng, kiêu ngạo. Voi tỏ thái độ xem thường những chú kiến bé nhỏ, không chịu khuất phục mình. Cuối cùng, vì tính xem thường kẻ khác, Voi bị đàn kiến vùi chết.

→ mượn hình ảnh của loài vật, hướng đến chủ đề của văn bản, tác giả muốn lên án thói hung hăng, xem thường người khác của voi.

+ Nghệ thuật tạo tình huống truyện: Một chú voi to lớn bị một đàn kiến bé nhỏ vùi chết.

→ Nhận xét: Tình huống truyên độc đáo, bất ngờ chuyển tải được thông điệp.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Xây dựng hai nhân vật Voi - Kiến đối lập về ngoại hình, tính cách, bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ để khái quát lên thành bài học cuộc sống.

→  Nhân vật quen thuộc của thể loại truyện ngụ ngôn.

- Nhận xét về chủ đề và hình thức nghệ thuật:

+ Chủ đề: bài học nhân văn về tính cách kiêu căng, ngạo nghễ.

+ Hình thức nghệ thuật: Bám sát đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn.

- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện kể, tác động cụ thể đến nhận thức người đọc.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng bày tỏ một cách thuyết phục.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Xem đáp án » 09/12/2024 306

Câu 2:

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án » 09/12/2024 0

Câu 3:

 Chi tiết chiếc giường được nhắc đến mấy lần?

Xem đáp án » 09/12/2024 0

Câu 4:

Tâm trạng của nàng Pê-nê-lốp trong lời nói với chồng khi đưa ra thử thách là tâm trạng như thế nào?

Xem đáp án » 09/12/2024 0

Câu 5:

Thông qua lời thoại với vợ, anh/chị thấy cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất gì?

Xem đáp án » 09/12/2024 0

Câu 6:

Việc chọn cách thử “bí mật của chiếc giường” cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn của nàng?

Xem đáp án » 09/12/2024 0

Bình luận


Bình luận