Câu hỏi:
09/12/2024 82Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về cách nhìn nhận đánh giá con người trong xã hội hiện nay.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cách nhìn nhận đánh giá con người trong xã hội hiện nay.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: cách nhìn nhận đánh giá con người trong xã hội hiện nay.
- Giải thích:
+ Cách nhìn nhận, đánh giá người khác là việc chỉ dựa vào ngoại hình hoặc một lời nói, một hành động của người khác để nhận xét họ.
+ Ngày nay, khi xã hội phát triển nhanh chóng thì con người dường như có ít thời gian dành cho nhau hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng phán xét, nhìn nhận và đánh giá người khác một cách nóng vội, chưa chính xác.
- Biểu hiện của người phán xét người khác một cách dễ dàng:
+ Dựa vào một hành động, một lời nói mà chưa rõ nguyên nhân, đầu đuôi câu chuyện đã đưa ra ý kiến, quan điểm của mình trước con người, sự việc đó.
+ Có cái nhìn phiến diện, một chiều, không đủ tinh tế khi phán xét người khác.
- Hậu quả của việc phán xét người khác một cách dễ dàng:
+ Việc phán xét người khác một cách dễ dàng dễ gây tổn thương cho người bị phán xét, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân họ cũng như mối quan hệ giữa mình và người đó.
+ Việc đánh giá người khác một cách dễ dàng không thể hiện phong cách hay tầm hiểu biết mà nó chứng tỏ rằng người đánh giá người khác một cách dễ dàng là người nông cạn, thiếu hiểu biết, thiếu tinh tế.
+ Việc phán xét người khác thường mang tính tiêu cực, có tác động đến cuộc sống của họ.
- Dẫn chứng: HS tự lấy dẫn chứng về hậu quả của việc phán xét người khác một cách dễ dàng.
- Phản đề: vẫn còn có nhiều người sống tôn trọng người khác, biết lắng nghe quan điểm của họ và không phán xét ai qua một lời nói hay một hành động. Họ là những người biết nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, có tư duy, chiều sâu… những người này đáng được học tập.
- Khái quát lại vấn đề nghị luận, rút ra bài học và liên hệ bản thân.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Việc sử dụng lặp lại các cụm từ “Là cái phương”, “phương ấy” có ý nghĩa như thế nào trong bài thơ?
Câu 6:
Tình yêu người lính dành cho mẹ được thể hiện đặc biệt như thế nào trong hai dòng thơ sau?
Tiếng mùa mưa hồn hậu đến bên tôi
Tiếng thương nhớ không lời trên tóc mẹ
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!