Câu hỏi:
10/12/2024 1,449Đọc văn bản sau:
(Gia đình anh chị Chuột gồm bốn miệng ăn đang ở trong hoàn cảnh nghèo đói phải vay tiền của bà Huyện để mua gạo, mua thuốc cho chồng ốm nặng. Chị Chuột phải nấu cám và vờ bảo là chè để dỗ hai con ăn cho đỡ đói, dành cơm trắng cho anh Chuột mong anh mau hết bệnh. Khi nồi cám được bê lên, lũ trẻ rất háo hức vì được ăn chè, nhưng được miếng thứ hai thì thằng cu bé không thể nuốt trôi và khóc òa lên. Còn cái Gái đã lớn nên hiểu chuyện, nó và chị Chuột vẫn cố ăn những bát cám cho đỡ đói. Để dỗ thằng cu bé nín, chị Chuột liền bế nó vào chỗ anh Chuột đang nằm để hỏi han và xin chút cơm trắng cho thằng cu bé ăn. Anh Chuột biết vì sao nó khóc, cho nên khi chị Chuột vừa bế con ra để đi mua thuốc cho anh thì anh liền gọi cái Gái vào hỏi chuyện.)
… Người cha khốn nạn nhìn đứa con chòng chọc, thở dài. Một giọt lệ từ từ lăn xuống chiếu.
- Thầy bảo gì con ạ?
- Lúc nãy mẹ con mày ăn cám phải không?
Gái gượng cười cãi:
- Ăn chè đấy chứ.
Bố nó chép miệng:
- Khốn nạn, chè đâu mà ăn, cơm còn không có nữa là chè! Rõ mày khổ từ trong bụng mẹ...
Cái Gái cúi đầu xuống không nói. Anh đĩ Chuột thở dài:
- Con đi lấy cho thầy cái ghế buộc giậu (1), với sợi thừng ở gác bếp để thầy mắc lại cái võng, thế này cao quá.
Cái Gái lấy ghế và thừng vào. Anh đĩ bảo:
- Để đấy cho thầy rồi ra vườn làm cỏ đi.
Nó ra vườn, anh gượng ngồi dậy, xuống khỏi giường, mon men ra đóng chặt cửa buồng lại. Anh lấy cái thừng, làm một cái tròng chắc chắn, dùng hết sức tàn còn lại, trèo lên ghế, hai chân khẳng khiu run lẩy bẩy. Anh buộc cẩn thận một đầu dây lên xà nhà, buộc xong, mệt quá, anh đu vào cái thừng, gục đầu xuống thở. Anh thấy lòng chua xót, nước mắt giàn ra hai má lõm. Rồi anh quả quyết, anh đứng thẳng người lên, chui đầu vào tròng, cái thừng cứng cáp cọ vào cổ làm anh rùng mình, khóc nấc lên một tiếng. Cả cái thân hình mảnh dẻ bắt đầu rung chuyển như một tàu lá run trước gió. Bỗng anh ngừng bặt, ngây người ra nghe ngóng. Tiếng ai vừa gọi ngoài ngõ, tiếp đến cái Gái thưa và chạy ra, tiếng người kia the thé:
- Bu(2) mày đâu?
Tiếng cái Gái rụt rè đáp lại:
- Bẩm bà, bu con đi vắng.
- Đi vắng! Đi vắng mãi! Mày về bảo con mẹ mày nội(3) ngày mai không trả tiền tao thì tao đào mả lên đấy. Cái giống(4) chỉ biết ăn không.
Anh đĩ Chuột rít hai hàm răng lại. Hai chân giận dữ đạp phắt cái ghế đổ văng xuống đất. Cái tròng rút mạnh lại. Cái bộ xương bọc da giãy giụa như một con gà bị bẫy, sau cùng, nó chỉ còn gật từng cái chậm dưới sợi dây thừng lủng lẳng.
Ở ngoài ngõ, mẹ con chị đĩ Chuột vừa kêu khóc vừa van lạy. Bà Huyện nhất định bắt mẻ gạo(5) mới đong để trừ sáu hào(6) chị Chuột vay từ hai tháng trước cho chồng uống thuốc.
(Trích Nghèo, Tuyển tập Nam Cao, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 2002, tr. 22-23)
Chú thích
* Tác phẩm Nghèo (Nam Cao) in trong Tiểu thuyết thứ bảy số 158 ngày 05-06-1937 với bút danh Thúy Rư. Truyện viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
(1): giậu: hàng rào
(2) bu: mẹ (cách gọi mẹ ngày xưa)
(3) nội: trong ngày
(4) cái giống: cái đồ
(5) mẻ gạo: chỗ gạo, thúng gạo
(6) hào: đơn vị tính tiền ngày xưa
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Tự sự.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Văn bản trên được kể theo ngôi kể thứ mấy?
Lời giải của GV VietJack
Văn bản trên được kể theo ngôi kể thứ ba – toàn tri.
Câu 3:
Tác giả đã đặt điểm nhìn vào nhân vật nào?
Lời giải của GV VietJack
Tác giả đã đặt điểm nhìn vào nhân vật anh Chuột.
Câu 4:
Ngôn ngữ kể chuyện trong văn bản có gì đặc sắc?
Lời giải của GV VietJack
Ngôn ngữ kể chuyện trong văn bản đặc sắc: Chân thực, khách quan, lạnh lùng mà thấm đẫm yêu thương.
Câu 5:
Chi tiết “Một giọt lệ từ từ lăn xuống chiếu” trong văn bản cho thấy điều gì ở anh Chuột?
Lời giải của GV VietJack
Chi tiết “Một giọt lệ từ từ lăn xuống chiếu” trong văn bản cho thấy anh Chuột giàu tình thương vợ, thương con
Câu 6:
Từ cảnh ngộ của gia đình anh Chuột, anh/chị có nhận xét gì về đời sống của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng? Theo anh/ chị, nhà văn đã thể hiện thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật trong truyện?
Lời giải của GV VietJack
- Đời sống của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng:
+ Đói khổ, cơ cực, lầm than.
+ Bế tắc, bị đẩy vào bước đường cùng, thậm chí phải tìm đến cái chết…
- Thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật truyện:
+ Đồng cảm, xót thương với nỗi cơ cực, túng quẫn của người nông dân.
+ Trân trọng, đề cao bản chất tốt đẹp, tình cảm gia đình cao quý, thiêng liêng của những người lao khổ.
+ Lên án, tố cáo xã hội thực dân phong kiến và đòi quyền sống có ý nghĩa cho con người.
Câu 7:
Anh/ Chị có đồng tình với hành động lựa chọn cái chết của người cha trong văn bản trên không? Vì sao? Trả lời trong một đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 dòng.
Lời giải của GV VietJack
HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình.
- Nếu đồng tình, HS có thể lí giải: Đó là cách duy nhất mà anh có thể làm để vơi đi gánh nặng cho vợ con. Là cách anh thể hiện tình yêu thương với vợ con. Cũng là để anh giải thoát cho chính mình.
- Nếu không đồng tình, HS có thể lí giải: Anh lựa chọn cái chết là hành động mang tính chất tiêu cực, chỉ giải thoát được cho mình (anh chết đi, vợ con anh vẫn không có cơm để ăn, vẫn chịu đói, vẫn phải khóc). Cái chết khiến vợ con anh càng thêm đau đớn, cuộc sống càng bi đát hơn…
Câu 8:
Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc về nghệ thuật tự sự của Nam Cao thể hiện qua đoạn trích trong phần Đọc hiểu trên.
Lời giải của GV VietJack
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nghệ thuật tự sự của Nam Cao qua đoạn trích trong truyện ngắn Nghèo.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý:
* Giới thiệu tên tác giả, tên tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
* Tóm tắt nội dung câu chuyện: Tình cảnh khố cực của gia đình anh Chuột trước Cách mạng:
+ Nhà nghèo, đông người, anh Chuột sáu tháng nay ốm nặng, không đi làm được và rất cần tiền mua thuốc.
+ Chị Chuột phải vay của bà Huyện sáu hào từ hai tháng trước để mua thuốc cho chồng và mua gạo cho cả gia đình trong cơn đói kém.
+ Hai đứa con còn nhỏ dại, ngây thơ, ốm yếu, gầy guộc, đói khát, ăn cám thay cơm.
+Người cha hiểu ra cơ sự ai oán, xót xa thương vợ, thương con, giận mình và cuối cùng đã chọn cái chết đau đớn nhất để bớt đi gánh nặng cho vợ con và giải thoát chính mình.
* Những đặc sắc trong nghệ thuật tự sự:
- Cốt truyện: khá đơn giản, xoay quanh câu chuyện về gia đình anh Đĩ Chuột trong cảnh đói kém, cùng cực. Nhìn vợ con nheo nhóc, đói khổ không có cái ăn mà vì chửa bệnh cho mình còn phải chịu cảnh nợ nần, bị chì chiết, anh Đĩ Chuột quyết định tìm đến cái chết để giải thoát.
- Tình huống truyện: éo le. Người chồng, người cha rơi vào bước đường cùng lựa chọn cái chết để không trở thành gánh nặng cho vợ con. Kết thúc là cái chết trong đau đớn, tủi nhục của anh Đĩ Chuột nơi góc vườn, trong khi ngoài kia vợ con anh đang khóc lóc van xin, bà Huyện thì chì chiết đòi nợ. Tình huống đẩy nhân vật vào tình huống éo le, phải lựa chọn cái chết để mong vợ con bớt khổ; lựa chọn cái chết để giữ chút lòng tự trọng. Qua đó, thể hiện tình cảnh khốn khổ của người nông dân, phẩm chất tốt đẹp và khát vọng sống cho ra sống của họ. Tình huống giúp nhà văn khắc họa chân thực tình cảnh thê thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, lên án tố cáo xã hội thực dân phong kiến và đòi quyền sống có ý nghĩa cho con người.
- Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 3 - toàn tri
+ Kể chân thực, khách quan về tình cảnh đói khổ nhà anh Chuột, đặc biệt đã khắc họa đầy ám ảnh chi tiết về cái chết của anh Chuột trong xã hội vô nhân đạo.
+ Điểm nhìn chủ yếu từ anh Chuột giúp khắc họa được nội tâm giằng xé đau đớn, sự bế tắc, tuyệt vọng của nhân vật, khi anh ta chứng kiến nỗi khổ của vợ con, tình cảnh bi đát của gia đình, day dứt vì nghĩ nguyên nhân là do mình để rồi đưa ra lựa chọn bi kịch.
+ Giọng kể vừa khách quan, lạnh lùng nhưng cũng nhiều trăn trở, dằn vặt, suy tư.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật hiện lên chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động và diễn biến tâm trạng.
+ Ngôn ngữ nhân vật chân thực, mộc mạc, mang đặc trưng của người nông dân.
+ Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật: anh Chuột khi quyết định tự tử với những đau đớn và giằng xé nội tâm.
* Đánh giá chung về phong cách nghệ thuật Nam Cao; tác dụng của nghệ thuật tự sự trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm:
Truyện ngắn Nam Cao thường khai thác những đề tài nhỏ nhặt trong đời sống qua đó thể hiện tính chất triết lí và ý nghĩa khái quát xã hội to lớn. Truyện ngắn Nghèo viết về cái đói và câu chuyện sinh hoạt đời thường ở nhà anh Đĩ Chuột, nhưng qua đó ta thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Chi tiết “Một giọt lệ từ từ lăn xuống chiếu” trong văn bản cho thấy điều gì ở anh Chuột?
Câu 5:
Từ cảnh ngộ của gia đình anh Chuột, anh/chị có nhận xét gì về đời sống của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng? Theo anh/ chị, nhà văn đã thể hiện thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật trong truyện?
Câu 6:
Anh/ Chị có đồng tình với hành động lựa chọn cái chết của người cha trong văn bản trên không? Vì sao? Trả lời trong một đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 dòng.
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 3
Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 1)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
về câu hỏi!