Câu hỏi:
14/12/2024 46Từ nội dung của đoạn thơ ở phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận ngắn (khoảng 1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về lòng biết ơn.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng bài văn:
Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 1,5 trang giấy thi) của bài văn. Thí sinh trình bày bài văn theo đúng bố cục Mở bài, thân bài, kết bài.b. Xác định đúng yêu cầu về nội dung:
Xác định đúng nội dung đoạn văn: Suy nghĩ về lòng biết ơn.c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp làm rõ nội dung trọng tâm của bài văn:
* Xác định được các ý phù hợp để tập trung làm rõ nội dung bài văn, sau đây là một số gợi ý:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và khái quát cảm nghĩ về vấn đề.
- Thân bài:
+ Giải nghĩa: Lòng biết ơn là gì?
+ Biểu hiện của lòng biết ơn:
Luôn ghi nhớ công ơn của những người đã giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.
Có những hành động thể hiện sự biết ơn
Luôn mong muốn đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ mình
+ Lí do cần phải có lòng biết ơn:
Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.
+ Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.
- Đề xuất thực hiện giải pháp củng cố lòng biết ơn:
+ Luôn biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.
+ Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội.
+ Thường xuyên thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành quả lao động trong xã hội.
+ Tuyên dương, ca ngợi và tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống xung quanh mình.
+ Trân trọng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do cha ông để lại. Không ngừng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới.
+ Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
- Kết bài: Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
* Sắp xếp được hệ thống các ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu bài văn; ưu tiêu sử dụng các dẫn chứng trích dẫn trong bài thơ Giá từng thước đất (Chính Hữu)d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu, liên kết đoạn trong bài văn.e. Sáng tạo
Thể hiện cảm nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Nhà nghiên cứu phê bình văn học Chu Văn Sơn từng viết:
Văn chương trong nghĩa đơn giản nhất của nó là sự cất tiếng của yêu thương để bồi đắp yêu thương cho con người.
(Đa mang một cõi lòng không yên định, Chu Văn Sơn, NXB Hội Nhà văn, 2021)
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 3:
Trình bày cách hiểu của anh, chị về quan điểm “đồng đội” của tác giả qua đoạn thơ sau:
Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội,
Ta mới hiểu thế nào là đồng đội.
Đồng đội ta
là hớp nước uống chung
Nắm cơm bẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.
Câu 4:
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong những câu thơ sau:
Bạn ta đó
Ngã trên dây thép ba tầng
Một bàn tay chưa rời báng súng,
Chân lưng chừng nửa bước xung phong.
Ôi những con người mỗi khi nằm xuống
Vẫn nằm trong tư thế tiến công!
Câu 5:
Anh/ chị có suy nghĩ gì về “giá từng thước đất” qua những câu thơ sau:
Khi bạn ta
lấy thân mình
đo bước
Chiến hào đi,
Ta mới hiểu
giá từng thước đất,...
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!