Câu hỏi:
14/12/2024 232Đọc văn bản sau:
NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG
Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi giơ tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển |
Vẫn trở về lưu luyến bên sông […] Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam” Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc Tôi nhớ cả những người không quen biết… Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượi Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông Tình Bắc Nam chung chảy một dòng Không gành thác nào ngăn cản được Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước Tôi sẽ về sông nước của quê hương Tôi sẽ về sông nước của tình thương. 1956 (Trích trong Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh, in trong Thơ miền Trung thế kỉ XX, NXB Đà Nẵng, 1995, tr. 204-205) |
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong những câu thơ in đậm của bài thơ trên:
+ Miêu tả: con sông xanh biếc; Nước gương trong soi tóc những hàng tre; lòng sông lấp loáng.
+ Biểu cảm: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè; Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!/ Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
- Tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố: Thể hiện tấm lòng tràn đầy sức sống và yêu quê hương tha thiết của nhân vật trữ tình đã hòa quyện với cái tình, cái thơ êm dịu của quê hương. Quê hương nên thơ, bao la, ôm trọn tâm hồn người.Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Ghi lại một câu đặc biệt có trong đoạn thơ sau và cho biết tác dụng của câu đặc biệt đó.
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lại láng cầu, xin tôi cũng vậy
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung một dòng
Lời giải của GV VietJack
Học sinh ghi lại một trong hai câu đặc biệt sau:
- Câu đặc biệt: “Lai láng lướt, xin tôi như sống” → Đảo ngữ
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự dồi dào chảy trôi đầy ắp của dòng sông của quê hương trong ký ức như suối nguồn thuần khiết tưới mát lòng “tôi”, nuôi dưỡng tâm hồn con người.
Hoặc
- Câu đặc biệt: Quê hương ơi! → Câu cảm thán
- Tác dụng: Thể hiện tình yêu, thương nhớ quê hương tha thiết, cháy bỏng, vang lên nghẹn ngào, xúc động. Tiếng gọi quen thuộc như một chốn về của tâm hồn.Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Vai trò của quê hương, đất nước trong đời sống tâm hồn con người.
Gợi ý:
- Quê hương nuôi dưỡng con người cả về thể chất và tinh thần. Quê hương bồi đắp những tình cảm đẹp đẽ cho tâm hồn người, dạy mỗi người cách sống, cách yêu thương, gắn bó với gia đình, quê hương, cộng đồng.Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
- Học sinh đáp ứng yêu cầu về viết đoạn nghị luận văn học: phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
- Đáp ứng yêu cầu về độ dài đoạn văn.
Gợi ý nội dung:
+ Xác định đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
Sử dụng lời thơ mộc mạc, hồn nhiên, gần gũi, chân chất làm cho bao lòng người xao xuyến khi đọc
Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc được dồn nén qua hồi tưởng và kỉ niệm.
Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như: Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”, nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”, so sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
+ Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.* Về sáng tạo
Đoạn văn có sự sáng tạo trong cách hành văn (triển khai được các ý tưởng mới mẻ; cách mở đoạn lôi cuốn, hấp dẫn; cách kết đoạn đặc sắc, ấn tượng;…).
Lưu ý:
- Trên đây chỉ là một số gợi ý cho nội dung đoạn văn, giám khảo cho điểm tuỳ theo nội dung đoạn văn thí sinh viết, chú ý ghi nhận, đánh giá cao những bài làm có sự sáng tạo, hướng đến những giá trị tích cực của vấn đề.
- Thí sinh viết đoạn văn lạc đề đạt tối đa 1.0 điểm.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bản văn và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Dự án tình nguyện giữ lá xanh Cần Giờ
Rừng Cần Giờ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh học thế giới. Và dự án tình nguyện “Cần Giờ xanh” không ngoài mục tiêu lan toả thông điệp chung tay bảo vệ môi trường, hình thành lối sống xanh, bảo vệ “lá phổi xanh” của thành phố. (Chị Trần Thu Hà, Phó bí thư Thành Đoàn TP.HCM)
hôm nay 28-7, Thành Đoàn cùng Hội Sinh viên và Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM đã công bố chính thức giai đoạn 1 dự án tình nguyện "Cần Giờ xanh" với kỳ vọng cùng hành động, nâng cao ý thức chung tay xây dựng và bảo vệ “lá xanh” của thành phố. […]
Ngay trong buổi sáng phát động, một hành trình đạp xe chính phục cung đường Rừng Sác đã thu hút sự tham gia của đông người. Phó bí thư Thành Đoàn - Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM Trần Thu Hà nhận định sự kiện là hoạt động ý nghĩa không chỉ với dự án tình nguyện "Cần Giờ xanh" mà còn sót lại trong đau khổ các chương trình, chiến tranh dịch tình nguyện hè 2024 của tuổi trẻ TP.HCM.
Dự án chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 (2024 - 2025) và giai đoạn 2 (2025 - 2027). Trong đó, giai đoạn 1 tập trung các hoạt động tuyên truyền về hoa xanh, giới thiệu ý nghĩa và tầm quan trọng của hệ thống rừng ngập mặn Cần Giờ. Đồng thời trao tặng các nguồn tài nguyên bảo vệ môi trường ở huyện.
(Trích Dự án tình nguyện nuôi lá xanh Cần Giờ , Diệu Quí – Kim Sáng - Q.Linh, nguồn https://tuoitre.vn/du-an-tinh-nguyen-giu-la-phoi-xanh-can- gio- 0240729101052891.htm , truy xuất 15/8/2024, 11:45am)
Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của dự án trên? Theo em, những giải pháp nào có thể góp phần bảo vệ môi trường, hình thành lối sống xanh?
Hãy viết một bài văn nghị luận trả lời cho những câu hỏi trên.
Câu 2:
Ghi lại một câu đặc biệt có trong đoạn thơ sau và cho biết tác dụng của câu đặc biệt đó.
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lại láng cầu, xin tôi cũng vậy
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung một dòng
Câu 4:
Câu 5:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!