Câu hỏi:

14/12/2024 608

“Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài cổ. Nó được gắn liền với khát vọng chính thử thách và giải mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời điểm giải quyết nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mới bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở về không dễ chứng tỏ. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít cám gai. Cuộc sống, với tất cả những điều khắc nghiệt của nó, sẽ làm cho chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những dòng máu đó, hoặc sẽ giảm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại dấu vết của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, thư giãn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.”

(Theo hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen , tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)

Qua văn bản trên, em hiểu người viết suy nghĩ như thế nào về sự trưởng thành của thiếu niên? Từ cách hiểu đó, em hãy viết bài văn nghị luận đưa ra những giải pháp giúp các bạn thiếu niên ngày một trưởng thành hơn.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận.

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Đọc văn bản và xác định đúng vấn đề nghị luận

(vấn đề nghị luận được phát hiện trong quá trình đọc sẽ thể hiện bằng cách tích hợp trong bài nghị luận ở phần nội dung nghị luận và không cần trả lời bằng câu trả lời riêng).

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề thành các luận điểm rõ ràng, cụ thể.

Về nội dung: xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phục.

Về hình thức: Lập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Bố cục bài viết cần đảm bảo:

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề.

* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận

- Giải thích vấn đề nghị luận:    Tác giả bài viết quan niệmNhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết”. Điều này có nghĩa để trưởng thành, các bạn thiếu niên phải chấp nhận những thất bại, những kết quả không như mong muốn, thậm chí gây tổn hại, tốn kém, và thử thách là điều không tránh khỏi. Từ đó có thể hiểu để trưởng thành hơn, các bạn thiếu niên phải dám đối đầu với thử thách, khó khăn, không nản lòng nản chí, không buông xuôi, bỏ cuộc, không trốn tránh thất bại.

- Phân tích:

+ Thực trạng: hiện nay có không ít bạn thiếu niên gặp khó khăn, thử thách là nản lòng, bỏ cuộc. Chẳng hạn, thấy tiếng Anh khó học, bỏ; tập bơi vài ba hôm, không bơi được nản, bỏ; dậy sớm tập thể dục được vài ngày cũng lười biếng, bỏ cuộc; làm bài tập về nhà, khó quá, bỏ không làm,…Cũng có bạn khi thất bại thì không chấp nhận, không thừa nhận kết quả không như mong đợi đó mà đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh Chẳng hạn, làm bài bị điểm kém đổ thừa thầy cô chấm khó, bài khó, không giống trên lớp; thi không đậu, đổ thừa do xui, cán bộ coi thi khó,…

+ Nguyên nhân: sợ khó, sợ khổ; không tự tin, không dũng cảm nhận sai lầm, khuyết điểm; sợ người khác đánh giá; sợ thua kém người khác;…

+ Tác hại: không bao giờ nhận ra hạn chế của bản thân; hình thành nếp nghĩ xấu, thói quen xấu: gặp trở ngại là buông xuôi, bỏ cuộc; gặp thất bại là đổ thừa, đổ lỗi; không tự tin vào năng lực của bản thân; không bao giờ gặt hái được thành công, không bao giờ đạt được điều mình mong muốn; không thể trưởng thành…

- Giải pháp khắc phục, giải quyết vấn đề:

+ Giải pháp thứ nhất: dũng cảm nhìn nhận thất bại. Qua đó tìm hiểu nguyên nhân vì sao thất bại → thấy hạn chế, khuyết điểm của bản thân → rút kinh nghiệm → khắc phục lỗi lầm, khuyết điểm.

+ Giải pháp thứ hai: Tự tin vào bản thân. Mỗi người sẽ có sở trường, sở đoản riêng, không nên tự ti, sợ hãi trước những khó khăn, thử thách trong học tập cũng như cuộc sống. Dũng cảm đối diện thử thách, sẵn sàng chinh phục khó khăn.

+ Giải pháp thứ ba: Kiên trì, nhẫn nại. Thành công không phải tự nhiên mà đến, nó đòi hỏi sự chăm chỉ, chịu khó và quyết tâm cao, có chí thì nên

+ Giải pháp thứ tư: Nhờ sự giúp đỡ của người khác. Có những khó khăn thử thách mà bằng sức lực cá nhân không thể hoàn thành. Vậy thì đừng ngại nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác. Chẳng hạn, gặp bài toán khó, đừng ngần ngại hỏi thầy hỏi bạn, hỏi người thân,…

- Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện...

* Kết bài: Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

+ Biết chấp nhận thất bại và dũng cảm đối diện thử thách sẽ giúp bạn ngày một trưởng thành

+ Bài học bản thân: dù thất bại vẫn không bỏ cuộc, quyết tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu đã đề ra.

Học sinh có thể có nhiều cách hiểu khác nhau miễn sao lập luận hợp lí, thuyết phục.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu.

Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt, dùng từ, đặt câu, diễn đạt mạch lạc.

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Lưu ý:

- Khuyến khích và trân trọng những bài làm có sự sáng tạo và giọng điệu riêng.

- Chấp nhận cách kiến giải khác nhau về vấn đề kể cả không có trong hướng dẫn chấm miễn là hợp lý và thuyết phục.

Tổng điểm toàn bài là 5,0 điểm có thể cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. Việc chi tiết hóa điểm số phải có sự thống nhất trong tổ chấm thi đảm bảo không có sự sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Xác định vị trí kể trong văn bản trên.

Xem đáp án » 14/12/2024 3,942

Câu 2:

Phân tích kết quả của biện pháp tu từ trong câu văn sau:

“Mưa nó đi cọ rửa những bậc đá đóng kín, che giúp nhà ai đó, cõng bà Chín Sầu Đâu đi thuốc nam chữa đau khớp, đón thằng Đen ở trường trong giông gió.”

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 3:

Vì sao cậu bé Khờ tin là đá dồi?

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 4:

Từ văn bản trên, em hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa với bản thân.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 5:

Viết đoạn văn (200 chữ) phân tích một nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (cốt truyện, cách xây dựng nhân vật, biểu tượng chi tiết,…) của truyện ngắn trên.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Bình luận


Bình luận