Câu hỏi:
14/12/2024 110Khi bước vào tuổi dậy thì và trưởng thành, cùng với nhịp sống hiện đại, bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của internet, mạng xã hội cũng như sự mất cân bằng trong quan hệ gia đình dẫn đến khoảng cách giữa bố và mẹ con cái xác định càng rõ càng tốt.
Thực tế cho thấy rằng khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng rõ ràng khi cha mẹ dành quá nhiều thời gian cho công việc hay những áp lực về cơm áo Bình tiền, mối liên hệ quan hệ xã hội và sự thành công cá nhân. Con cái lại bị cuốn vào cuộc sống số, mất đi thời gian chất lượng với gia đình và trở thành thành nạn nhân của sự cô đơn trong thế giới ảo.
(Trích “Nguy cơ người trẻ ngày càng mất kết nối với gia đình”, PV, nguồn https://tienphong.vn/nguy-co-nguoi-tre-ngay-cang-mat-ket-noi-voi-gia- dinh post1546053. tpo , truy xuất 23/8/2024, 8:50pm)
Em hiểu bài viết muốn đề cập đến vấn đề gì trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái? Hãy viết bài văn nghị luận đưa ra giải pháp khả thi và có sức thuyết phục để giải quyết vấn đề trên.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận.
b. Đọc văn bản và xác định đúng vấn đề nghị luận
(vấn đề nghị luận được phát hiện trong quá trình đọc sẽ thể hiện bằng cách tích hợp trong bài nghị luận ở phần nội dung nghị luận và không cần trả lời bằng câu trả lời riêng).c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề thành các luận điểm rõ ràng, cụ thể.
Về nội dung: xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phục.
Về hình thức: Lập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Bố cục bài viết cần đảm bảo:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề.
* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận
- Giải thích vấn đề nghị luận: Bài viết đề cập đến vấn đề con cái có nguy cơ mất kết nối với gia đình. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng lỏng lẻo. Cha mẹ không hiểu con cái. Con cái không quan tâm đến cha mẹ, đến gia đình. Thời gian cha mẹ dành cho con cái ít và ngược lại con cái cũng thế.
- Phân tích vấn đề:
+ Thực trạng: trong cuộc sống hiện đại khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng lộ rõ khi cha mẹ dành quá nhiều thời gian cho công việc hay những áp lực về cơm áo gạo tiền, các mối quan hệ xã hội và sự thành công cá nhân. Trong khi đó, con cái lại bị cuốnvào cuộc sống số, chìm đắm trong thế giới ảo của các trang mạng xã hội nên mất đi thời gian gần gũi với cha mẹ, với gia đình.
+ Nguyên nhân: về phía gia đình: cha mẹ tất bật với công việc mưu sinh, hoặc lo phát triển cá nhân, lo thăng tiến trong công việc nên không có thời gian quan tâm con, hoặc do cha mẹ áp đặt, không lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, đồng hành cùng con; về phía con cái: dành quá nhiều thời gian cho các trang mạng xã hội, cho các mối quan hệ bạn bè, các sở thích cá nhân, không thích sự áp đặt của cha mẹ,…
+ Tác hại: cha mẹ và con cái ngày càng xa cách, không hiểu nhau. Tình cảm gia đình ngày càng lạnh nhạt, gia đình không có niềm vui, không có tiếng nói chung. Giữa cha mẹ và con cái khi không hiểu nhau dễ dẫn đến xung đột. Chẳng hạn, cha mẹ bắt con học ngành nghề theo ý cha mẹ đẫn đến con cái cãi lời, bực bội, cáu gắt, khó chịu với cha mẹ, thậm chí bỏ nhà đi,…
- Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện...
- Giải pháp khắc phục, giải quyết vấn đề:
+ Giải pháp thứ nhất: Cha mẹ dành thời gian gần gũi, lắng nghe, chia sẻ, đồng hành cùng con cái; không gây áp lực, không áp đặt con cái.
+ Giải pháp thứ hai: Con cái quan tâm, yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia nhọc nhằn cùng cha mẹ; tin tưởng, tâm sự, nói lên ước mơ, khát vọng cùng cha mẹ; sử dụng hiệu quả các thiết bị công nghệ số, không sa đà vào thế giới ảo,…
* Kết bài: Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
+ Hiểu rõ gia đình là điểm tựa tinh thần giúp vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Phải gắn kết với gia đình, với những người thân yêu, nhất là cha mẹ.
+ Bài học bản thân: dành nhiều thời gian hơn cho cha mẹ, không đắm mình vào thế giới ảo mà rời xa thế giới thật, với gia đình thân yêu.
Học sinh có thể có nhiều cách hiểu khác nhau miễn sao lập luận hợp lí, thuyết phục.d. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt, dùng từ, đặt câu, diễn đạt mạch lạc.e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.Lưu ý:
- Khuyến khích và trân trọng những bài làm có sự sáng tạo và giọng điệu riêng.
- Chấp nhận cách kiến giải khác nhau về vấn đề kể cả không có trong hướng dẫn chấm miễn là hợp lý và thuyết phục.
Tổng điểm toàn bài là 5,0 điểm có thể cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. Việc chi tiết hóa điểm số phải có sự thống nhất trong tổ chấm thi đảm bảo không có sự sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Câu 3:
Phân tích kết quả được phép tu từ ẩn trong câu thơ sau:
Hạt mưa sá nghĩa đoạn,
Đứt tấc cỏ quyết định ba xuân.
Câu 5:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!