Câu hỏi:

14/12/2024 1,994

“Tại mẹ nên con mới thế”, “Tại bạn ấy cứ tắm nên con mới ngã”, “Tại trời mưa/tắc đường/hỏng xe… nên em đi học chữa”, “Tôi không thể làm xong báo cáo vì bên A chưa cung cấp đủ dữ liệu…”, “Mất mùa tại thiên tai…”,… Đó là hàng loạt trả thù lỗi/ né tránh của con người dù là trẻ con hay người trưởng thành trước khi nhận trách nhiệm của mình trong đó . Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen sửa lỗi/né tránh trách nhiệm.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi/ né tránh trách nhiệm.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

- Xác định được các ý của bài viết

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề: Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổ lỗi/ né tránh trách nhiệm.

2. Triển khai vấn đề nghị luận:

a. Giải thích vấn đề nghị luận:

- Thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm là gì?

+ “Đổ lỗi/né tránh trách nhiệm” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.

b. Biểu hiện của thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm:

+ Các nhà thầu xây dựng yếu kém, ăn bớt vật liệu khiến công trình sụp đổ, gây tai nạn, không chịu nhận trách nhiệm mà đổ lỗi do địa hình, khí hậu.

+ Thất bại trong cuộc sống, nhiều người đổ lỗi do hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó mà quên mất rằng cũng nhiều người nhờ nỗ lực không ngừng mà làm giàu từ hai bàn tay trắng.

+ Học sinh lười biếng, không chăm chỉ học tập đạt kết quả kém lại đổ lỗi cho chương trình sách giáo khoa nặng nề, giáo viên dạy khó hiểu…

c. Nguyên nhân:

+ Do sự lười nhác, không cống hiến mà chỉ mong thụ hưởng của nhiều người. Khi nhìn thấy sai lầm của người khác hoặc bản thân gây ra sai lầm, họ vẫn vô tâm, không tích cực ngăn chặn hoặc khác phục để hạn chế tổn hại.

+ Do con người hèn nhát, không dám đối mặt với lỗi lầm của mình. Nhiều người chỉ vì quá hèn nhát, sợ hãi khi xảy ra sai lầm, họ đã trốn tránh, thoái thác trách nhiệm, đổ lối cho người khác khiến cho hậu quả của hành động ấy còn lớn hơn hậu quả do sai làm ấy gây ra.

+ Do con người ích kỉ, thiếu trách nhiệm, chỉ muốn đùn đẩy phần khó khăn cho người khác. Nhiều người chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình, không quan tâm đến người khác. Khi sai lầm xảy ra, họ chỉ cố sức bảo vệ mình, bỏ mặc người khác dù hậu quả có thế nào đi chăng nữa. Những kẻ vô tâm ấy thường gây nên những tổn thất rất lớn cho xã hội.

+ Do lòng tham khiến cho con người mở mắt, sẵn sàng làm những việc trái với lương tâm và tìm cách đổ vạ cho người khác… Để vét

đầy túi tham, nhiều kẻ đã bất chấp lương tâm, làm những việc tàn nhẫn chỉ để có được điều mình mong muốn.

d. Hậu quả:

+ Hiện tượng đổ lỗi gây mất đoàn kết trong tập thể, khi không ai nhận trách nhiệm về mình cứ cứ đùn đẩy cho người khác.

+ Hiện tượng đổ lỗi không giúp khắc phục hậu quả gây ra, mà trái lại càng làm việc khắc phục hậu quả thêm trì trệ, khiến hậu quả càng nghiêm trọng.

+ Hiện tượng đổ lỗi khiến chúng ta trở thành kẻ vô trách nhiệm, tự huyễn hoặc bản thân rằng mình không bao giờ sai, từ đó không thể tiến bộ, hoàn thiện mình.

+ Nếu xã hội ai cũng chỉ biết đổ lỗi mà không có tinh thần trách nhiệm, khắc phục sai lầm, thì xã hội đó sẽ trở nên trì trệ, chậm phát triển.

e. Giải pháp khắc phục thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm

- Dám nhận lỗi là một hành động dũng cảm, là sống có trách nhiệm đối với công việc, bản thân và người khác. Vì thế:

+ Bạn cần biết tự ý thức, có tinh thần trách nhiệm, dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi.

+ Gia đình, nhà trường giáo dục con em hình thành ý thức nhận lỗi; người lớn phải làm gương cho trẻ em, không ngần ngại nói “Xin lỗi” khi mình mắc sai lầm và có cách thức cụ thể, thiết thực để sửa chữa lỗi lầm.

+ Ngoài ra, bạn và mọi người cũng nên khoan dung tạo điều kiện cho người mắc sai lầm có cơ hội được sửa sai.

+ Có nhiều người khi phạm phải lỗi lầm đã hèn nhát lẫn trốn và đổ lỗi cho người khác. Với những người như thế thật đáng lên án, bạn

cần góp phần phát hiện, tố giác và cần thiết phải đề xuất xử lí kịp thời.

3. Kết bài:

Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích nghệ thuật tự sự của truyện ngắn “Ga tàu tuổi thơ” của tác giả Vũ Thị Huyền Trang

Xem đáp án » 14/12/2024 7,138

Câu 2:

Câu chuyện trên được kể bằng lời kể của người kể chuyện thứ mấy?

Xem đáp án » 14/12/2024 822

Câu 3:

Theo văn bản, Từ tình yêu thương đó tôi lớn lên, tôi hiểu ra những điều gì?

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 4:

Theo em, hành động “lấy mảnh trai cứa lên thân cây” có thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 5:

Từ tình cảm của người anh dành cho em gái, em hãy rút ra bài học ứng dụng xử lý ý nghĩa nhất cho bản thân.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 6:

Chỉ rõ một hướng dẫn trực tiếp có trong văn bản trên và cho biết căn cứ vào đâu để xác định đó là hướng dẫn trực tiếp?

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Bình luận


Bình luận