Câu hỏi:
17/12/2024 249a) Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là bao nhiêu?
b) Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6\[\Omega \] là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là bao nhiêu vôn?
c) Mắc một dây dẫn có điện trở R = 12\[\Omega \] vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua nó là bao nhiêu ampe?
d) Đặt vào hai đầu một điện trở R một hiệu điện thế U = 12V , khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,2A. Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là 0,8A thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là bao nhiêu?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Hướng dẫn giải
a) Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \[I = \frac{U}{R}\]ta có:
+ Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là \[{U_1} = 6V\] thì \[{I_1} = \frac{{{U_1}}}{R} \to R = \frac{{{U_1}}}{{{I_1}}} = \frac{6}{{0,5}} = 12{\rm{\Omega }}\]
+ Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là \[{U_2} = 24V\], khi đó\[{I_2} = \frac{{{U_2}}}{R} = \frac{{24}}{{12}} = 2{\rm{A}}\]
b) Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là: \[I = \frac{U}{R} \Rightarrow U = {\rm{IR}} = 0,6.6 = 3,6V\]
c) Cường độ dòng điện qua dây dẫn: \[I = \frac{U}{R} = \frac{3}{{12}} = 0,25A\]
d) Áp dụng biểu thức định luật Ôm, ta có: \[I = \frac{U}{R} \to R = \frac{U}{I} = \frac{{12}}{{1,2}} = 10{\rm{\Omega }}\]
Khi giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn I′ = 0,8A, thì điện trở khi đó: \[R' = \frac{U}{{I'}} = \frac{{12}}{{0,8}} = 15{\rm{\Omega }}\]
Ta cần tăng điện trở thêm một lượng là: ΔR = R′ − R = 15 – 10 = 5Ω
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 10V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,25A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 20V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?
Câu 2:
Một đoạn dây dẫn có điện trở 20 Ω, được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 40 V.
a) Điện trở (R) là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện của vật dẫn điện.
b) Định luật Ohm phát biểu rằng cường độ dòng điện (I) chạy qua một đoạn mạch tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế (U) đặt vào hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ thuận với điện trở (R) của đoạn mạch đó.
c) Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn là 40 V, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó là 2 A.
d) Nếu muốn cường độ dòng điện qua dây dẫn là 3 A, thì phải điều chỉnh hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 30 V.
Câu 3:
Khi đặt hiệu điện thế 1,5V vào hai đầu một dây dẫn thì cường dộ dòng điện chạy qua nó có cường độ 8mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 2mA thì hiệu điện thế là bao nhiêu?
Câu 4:
Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V.
Câu 5:
Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì:
Câu 6:
Một dây dẫn có điện trở 25Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 24 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 17 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 23 có đáp án
Bộ 4 đề kiểm tra giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề số 4)
Bộ 4 đề kiểm tra giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề số 1 - Núi Thành)
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 28 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 23 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận